<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('http://2.bp.blogspot.com/_s16UIKnTf30/Rl2gIUYpZ9I/AAAAAAAAAtI/7c45oZIYJeo/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Friday, June 29, 2007

Đất nước Thái Lan

Sống, làm việc hay đi du lịch Thái Lan, bạn nên tìm hiểu về đất nước và con người Thái. Thông tin phong phú, am hiểu đất nước sẽ làm cho chuyến đi của bạn gặt hái được nhiều điều rất thú vị. Dưới đây là một số thông tin về Thái Lan mà Mystical Orient đã sưu tầm và biên tập lại.

Nên và không nên

- Nên tỏ thái độ kính trọng đối với nhà vua, nữ hoàng và hoàng gia Thái Lan vì đó là những người mà người Thái rất tôn sùng.

- Nên ăn mặc lịch sự và gọn gàng ở những nơi linh thiêng như chùa chiền, nhà thờ, tượng phật...

- Không nên mang giày dép vào bên trong những nơi có hình ảnh Đức phật.

- Không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào.

- Không nên mặc quần áo thuộc loại "mát mẻ" hay trang điểm quá nặng nề ở những nơi thờ cúng.

- Nếu bạn là phụ nữ, không nên chạm vào người của nhà sư. Nếu một người phụ nữ muốn đưa vật gì đó cho nhà sư, họ phải đưa một người đàn ông.

- Không nên chạm vào đầu của một người nào đó hay dùng chân để chạm vào người họ hay bất kỳ một vật gì vì người Thái cho rằng "đầu" là bộ phận quý giá nhất trong cơ thể người.

- Không nên biểu lộ tình cảm nam nữ ở những nơi công cộng.

- Không nên bỏ tàn thuốc hoặc kẹo cao su ra những nơi công cộng.

- Mặc dù tiền tip không phải bắt buộc cũng không phải thông dụng lắm nhưng những người phục vụ bạn sẽ rất vui và tôn trọng bạn nếu bạn thưởng cho họ một ít tiền nào đó lúc chia tay.

Một số điều nhỏ cần lưu ý thêm

- Không nên nói to, ồn ào chốn công cộng.

- Vào nhà, siêu thị hay nơi phòng họp thì nên bỏ mũ đang đội ra. Chỉ có các nghệ sỹ, bồi bàn và nhân viên đang làm nhiệm vụ mới đội mũ trong phòng.

- Không dùng chân để chỉ hoặc di chuyển đồ vật.

- Khi ai hỏi bạn biết gì về nước Thái thì đừng bao giờ nói tôi biết Patpong, hay Pattaya. Nên chọn những địa điểm hay thông tin khác thú vị hơn làm nội dung câu đối thoại.

- Khi đi lại không nên dàn hàng ngang 3 người trở lên. Người Thái không có thói quen đi dàn hàng ngang quá 2 người.

- Không nhìn vào phụ nữ quá 2 giây, người Thái cho rằng đó là cử chỉ bất lịch sự.

- Chú ý dấu hiệu cấm chụp ảnh được dán ở một số nơi công cộng. Tránh chụp ảnh khi không được phép.

- Không bắt tay với phụ nữ nếu như họ không chìa tay ra trước.


Đất nước Thái Lan

Địa lý

- Vị trí địa lý: Thái Lan là quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, về phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp Vịnh Thái Lan và Malaysia, về phía tây giáp biển Adaman và Myanmar.

- Địa hình: Ở vùng trung tâm là đồng bằng, ở phía Đông là cao nguyên Khorat, các nơi khác là núi non.

- Thủ đô: Bangkok (Krungthep)

- Diện tích: Khoảng 513.115 km2, bao gồm 76 tỉnh thành

- Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới, có gió mùa tây nam ấm áp, nhiều mây và mưa (từ giữa tháng 5 tới tháng 9) và gió mùa đông bắc mát và khô (từ tháng 11 tới giữa tháng 3); dải đất ở phía Nam luôn nóng và ẩm.

- Dân số: Khoảng 65,444 triệu người (theo thống kê năm 2005), trong đó người Thái chiếm 75%, người Hoa 14%, các dân tộc khác 11%. Mật độ là 127 người/km2.

- Tôn giáo: Đạo Phật được coi là quốc đạo, chiếm khoảng 95% dân số, ngoài ra có Đạo Hồi (4%), Công giáo và các đạo khác (1%).

- Ngày quốc khánh: 5/12 (Ngày sinh nhật của Quốc vương Bhumibol Adulyadej).

- Ngôn ngữ: Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan, tiếng Anh được sử dụng phổ biến.

- Đơn vị tiền tệ: Đồng Baht Thái.

- Lịch sử:Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi Antai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4.500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập Vương quốc tại Sukhothai (miền Bắc Thái Lan) và đến năm 1283 đã có chữ viết riêng. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, và năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (cách Bankok 70 km về phía Bắc). Kinh đô Ayuthaya đã bị hủy diệt do chiến tranh liên miên giữa người Thái và người Myanmar suốt 400 năm. Mãi đến năm 1767, một vị tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Myaanmar giành lại độc lập và rời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và chọn Bankok (có nghĩa là Thành phố của các thiên thần) làm Thủ đô.Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ Quân chủ lập hiến. Ngày 10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Hơn 60 năm qua Thái Lan đã thay đổi 16 hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở.


Văn hóa

Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng đạo Phật - tôn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tôn kính hoàng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Thể chế chính trị

Thái Lan theo chế độ quân chủ lập hiến. Theo Hiến pháp, quyền lập pháp được giao cho Quốc hội. Chính phủ nắm quyền hành pháp.

- Nhà nước: Quốc vương là người đứng đầu nhà nước, Tổng tư lệnh quân đội, và là người bảo trợ Phật giáo. Quốc vương được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

Ngôi vua theo cha truyền con nối, Quốc vương hiện nay là Quốc vương Bhumibol Adulyadej, lên ngôi từ ngày 9/6/1946.

- Quốc hội: Là cơ quan lập pháp cao nhất bao gồm hai viện:

- Hạ nghị viện gồm 500 người, được bầu qua tổng tuyển cử 4 năm một lần. Chủ tịch Hạ nghị viện là Chủ tịch Quốc hội .

- Thượng nghị viện gồm 200 ghế, được bầu với nhiệm kỳ 6 năm.

- Chính phủ: Sau khi bầu cử Quốc hội, lãnh đạo của đảng chiếm đa số trong Quốc hội thường được nhà vua bổ nhiệm làm Thủ tướng. Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, nhiệm kỳ 4 năm.

Hiện nay ông Surayud Chulanont đang nắm giữ chức Thủ tướng từ ngày 1/10/2006. Bên cạnh đó 35 thành viên nội các, thuộc 20 bộ, giúp việc Thủ tướng trong chính phủ. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung.

- Cơ quan tư pháp: Tòa án Tối cao, các thẩm phán do nhà Vua bổ nhiệm.

Kinh tế

- Từ 1988 – 1995 kinh tế Thái Lan đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8% đến 10%. Nhưng đến năm 1996 tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ vào tháng 7/1997 làm cho kinh tế Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: giá trị đồng Baht giảm mạnh, nợ nước ngoài lớn, các ngành sản xuất mũi nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng; thất nghiệp gia tăng.

- Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi và nay đang tiếp tục quá trình tăng trưởng nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.

- Tài nguyên thiên nhiên: Thiếc, cao su, khí tự nhiên, tungsten, tantalum, gỗ, chì, thạch cao...
GDP: Năm 2005 tổng sản phẩm quốc nội – GDP đạt 180,9 tỷ USD tăng 4,7% mặc dù chịu những yếu tố bất lợi như giá dầu cao, tình trạng không ổn định ở miền Nam, dịch cúm gia cầm tái phát và tác động của sóng thần đến du lịch. Dự kiến tăng trưởng GDP trong năm 2006 là từ 4,2 - 4,9%.


(Theo VietnamSingle.com)

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


FREE Institute Wide Software Licenses

Để tiết kiệm chi phí cho mọi người cũng như tôn trọng nội quy sử dụng phần mềm tại học viện, Mystical Orient xin được gửi tới các bạn thông tin rất "cũ" mà cũng có thể là "mới" với các sinh viên vừa nhập học.

Học viện đã mua bản quyền cho phép sử dụng trong tòan trường rất nhiều phần mềm như Windows, Office, và hệ thống phòng chống virus, tường lửa.

Để có được các phần mềm đó, xin liên hệ HelpDesk. Các bạn sẽ được mượn các đĩa phần mềm có bản quyền để cài đặt lên máy tính của mình một cách hợp pháp.

Dưới đây là một số thông tin được trích từ trang web của HelpDesk.


Campus wide software licenses

Microsoft Desktop software for faculty/staff: Windows, Office, FrontPage, Visio, VStudio (CD software can be borrowed from Helpdesk)
Desktop Trend Micro Anti virus for any campus user (available from avserv.ait.ac.th). For server, contact Helpdesk
arrow A collection of security-related and network tools, Various Unix/Linux distributions can be downloaded from http://itsec.ait.ac.th/download/

Campus wide software collections
ftp://ftp.ait.ac.th



Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Thursday, June 28, 2007

Đám Cưới Vùng Quê Thái Lan

Trong một chuyến đi lên miền Đông Bắc Thái Lan, tôi có dịp tạt qua Chaiya Phum, một tỉnh miền trung ở phía Bắc Thái Lan. Chuyến du hành 7 giờ mệt mỏi từ Bangkok không làm mất đi niềm hứng khởi được chứng kiến một đám cưới theo phong tục truyền thống của Thái Lan. Phóng sự bằng hình ảnh dưới đây sẽ thay lời nói về tập tục cưới xin của đồng bào miền Bắc nước này.

Quang cảnh bên ngoài một đám cưới miền quê: Bàn ghế và hệ thống loa điện tử được chuẩn bị để phát thanh và chơi nhạc.


Sáng sớm, cô dâu-chú rể ra chào bà con và làm lễ "buộc dây".


Trong tay họ cầm những món ăn dân tộc mang tính tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe và sự phồn thịnh.


Và tất nhiên, mỗi sợi dây được khách buộc cổ tay cho đôi vợ chồng trẻ sẽ kèm theo một khoản tiền mừng "nho nhỏ".


Sau buổi lễ sáng, chú rể trở về "căn cứ" là một ngôi nhà do nhà dâu sắp xếp cách đó chừng 200m. Nơi đây, cha mẹ và những người bên nhà trai đang tất bật chuẩn bị đồ lễ cho màn "nhập gia" tới nhà gái.


Sau khi đồ lễ đã chuẩn bị xong, màn "nhập gia" bắt đầu...


Vài người đàn ông mang them những cây chuối và mía có buộc dây hồng tượng trưng cho hạnh phúc và ấm no.


Bên nhà gái cũng đã "dàn trận" để tiếp đón theo 3 vòng từ ngòai vào trong.


Vòng 2 sẽ diễn ra một nghi lễ đặc biệt sau khi chú rể đủ "tư cách" qua vòng 1.


Vòng 3 nghênh tiếp nhà trai.


Khi tới nhà gái, đám rước bên gia đình chú rể trình diễn một màn nhảy dân gian trong tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ cặp loa gần đó. Vùng quê trở nên náo nhiệt bởi tiếng nhạc có thể vang xa tới 2 km.


Cô dâu đích thân ra cầm tay chú rể đưa vào nhà sau khi anh chàng đã "làm luật" với các bà quản lý ở vòng ngoài cùng.


Tới vòng 2, chú rể phải dừng lại... cởi giày.


Và sau đó thì... cởi tất.


Một chú bé bên nhà gái sẽ làm lễ rửa chân cho "ông" anh rể. Ở đây, chú rể phải "hối lộ" rất nhiều mới được rửa chân như vậy.


Sau khi tiếp tục "hối lộ" tại vòng cuối cùng, chú rể được vào nhà và cùng cô dâu làm lễ bái phu thê.


Nhà trai cử đại diện trao tiền "xin dâu".


Người đàn ông này xếp tiền ngược theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái. Lúc này, ban tổ chức hôn lễ sẽ "dõng rạc" đếm tiền theo nhịp xếp...


Nhà trai đã xếp xong và số tiền đúng 100 ngàn Baht Thái.


Nhà gái cử đại diện xếp tiền vào gói và không quên bỏ thêm vài hạt hồ tiêu vào trong gói, hàm ý số tiền này sẽ sinh sôi nảy nở lên một cách nhanh chóng.


Mẹ cô dâu "khênh" tiền đi cất và cũng theo phong tục, cất lên tiếng rao:

Tôi đi cất tiền
Mừng vợ chồng mới
Canh ngày canh tối
Giữ chặt trong rương
Đừng có tơ vương
Lấy trộm tiền nhé.


Sau đó, chú rể trao vòng và đồ trang sức bằng vàng cho cô dâu.


Chiếc vòng này được ước tính 1/2 Bath. Theo đơn vị đo lường kim loại quý của Thái, 1 Baht tương đương với 15.6 gram, tương đương 5 chỉ hoặc nửa lượng vàng theo đơn vị của Việt Nam.


Trao vòng đeo cổ và hoa tai cho cô dâu "trị giá" 2 Baht.


Người chủ hôn lễ đọc lời chúc tới đôi vợ chồng. Mọi người cùng nắm tay vào một sợi dây như muốn "truyền" mong ước hạnh phúc và ấm no cho cô dâu, chú rể.


Chú rể-cô dâu bái tạ cha mẹ hai nhà.


Rồi cùng nhau lên "tổ uyên ương".


Chụp thêm vài tấm hình kỷ niệm ngày trọng đại.


Trong ngày vui này, không thể không kể đến sự góp vui quan trọng của rất nhiều thành viên như thế này trong "ban nhạc đồng quê".

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

3 Comments:

At June 28, 2007 at 10:32 PM , Anonymous Anonymous said...

Nhân chuyện đám cưới, xin kể cùng các bạn một câu chuyện về cuộc sống gia đình có tựa đề "Đổi Vị Trí".

Mary lập gia đình với một người có lối suy nghĩ khá phong kiến. Họ đều đi làm giờ hành chính, nhưng anh ta chưa bao giờ làm bất cứ thứ gì trong nhà kể cả những công việc nhà. Anh ta cho rằng đó là chuyện của đàn bà.

Nhưng một buổi tối khi đi làm về Mary thấy bọn trẻ đã được tắm rửa sạch sẽ, quần áo đã được giặt giũ, cơm tối đã dọn sẵn trên bàn với một bình hoa rực rỡ.

Cô ngạc nhiên lắm, không hiểu chuyện gì đã xảy ra đây. Hóa ra Charley, chồng cô vô tình đọc được một bài báo nói rằng khi người vợ được giảm bớt công việc nhà thì cô ta sẽ lãng mạn và chiều chuộng chồng hơn.

Ngay hôm sau đó, Mary kể ngay cho đồng nghiệp cô nghe. Họ nóng ruột hỏi, "thế thì cuối cùng như thế nào?"

"Thì chúng tôi đã có một buổi ăn tối rất ngon chứ sao nữa", Mary đáp. "Charley thậm chí còn rửa ché, hướng dẫn đám trẻ làm bài tập về nhà, xếp quần áo lại gọn gàng và dọn dẹp nhà cửa đâu vào đấy".

"Nhưng sau đó nữa thì như thế nào kia?". Họ tò mò muốn biết lắm.

"Chẳng được tích sự gì cả", Mary nói. "Charley mệt quá rồi còn gì".

Source: The Best of Bits and Pieces

Làm một người đàn ông phong kiến, gia trưởng không giúp vợ thì cũng bị phàn nàn, thất vọng. Nếu lăng xăng giúp vợ thì mình lại mệt nhoài, bị chê là "vô tích sự, không làm ăn được gì cả". Vậy làm loại đàn ông gì đây?

Mystical Orient

At June 29, 2007 at 9:26 PM , Blogger H. Quảng said...

Xem bài xong muốn cưới vợ Thái quá, vừa xinh, lại vừa được nhiều tiền. Tòan lọai mệnh giá lớn

At June 29, 2007 at 9:44 PM , Blogger H. Quảng said...

Sorry tác giả, tớ nhầm to rồi, nhà trai phải trả một khỏan tiền lớn mới xong vụ này chứ. Có lần tôi nghe HDV du lịch kể trung bình khỏan tiền này là 300-400 ngàn Bath cho 1 gia đình trung lưu tại khu vực BKK.
Hình như trên đĩa khỏang 100.000B.
Thôi về Việt Nam cưới vậy!

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Wednesday, June 27, 2007

New President of AITVNA

AITVNA đã có một sự thay đổi quan trọng về mặt nhân sự ở nhiệm kỳ tới. Ông Lê Xuân Hòa, nguyên Chủ Tịch hội SVVN tại AIT đã xin từ chức vì lý do cá nhân. Trong buổi họp mặt của ban lãnh đạo AITVNA tối 26/6/2007, ông Hòa đã trình bày lý do và được hội đồng chấp thuận.


Ông Lê Xuân Hòa

Được tín nhiệm bầu làm chủ tịch Hội SVVN nhiệm kỳ tháng 6/2007, ông Hòa đã có những đóng góp tích cực và để lại dấu ấn thành công trong việc củng cố nội các lãnh đạo Hội, đồng thời đem lại thành công rực rỡ trong đêm giao lưu "Ngày hội văn hóa khu vực" với tập đoàn Siam Cement Group. Sự ra đi của ông Hòa để lại nhiều tiếc nuối trong tập thể, nhất là những người đã và đang kỳ vọng với sự có mặt của ông, AITVNA sẽ mang đến cho các thành viên một sân chơi thú vị.

Hội đồng cũng đã bầu ra người thay thế ông Hòa để lãnh đạo Hội tới thời điểm tháng 12/2007. Sau khi thảo luận và bỏ phiếu, ông Vũ Văn Kiều được tín nhiệm giữ chức chủ tịch Hội nhiệm kỳ này. Trước đó, ông Kiều nguyên là phó chủ tịch Hội SVVN. Với nhiều đóng góp tích cực và phẩm chất lãnh đạo của mình, ông Kiều hoàn toàn xứng đáng với vị trí chủ tịch Hội.


Ông Vũ Văn Kiều, chủ tịch Hội SVVN nhiệm kỳ 6/2007

Hội SVVN tại AIT quy tụ hơn 200 thạc sỹ và tiến sỹ đang học tập và làm việc tại Học Viện Công Nghệ Châu Á, Thái Lan. Hội thường xuyên có các hoạt động ngoại khóa giữa các thành viên và với các tổ chức nước ngoài. Hội có tổ chức chặt chẽ, có quy chế họat động, quỹ tài chính và con dấu riêng. Đây là một hội sinh viên được đánh giá có uy tín và hoạt động hiệu quả nhất tại Học Viện, so với các hội sinh viên khác đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Monday, June 25, 2007

AIT's Application Form Goes Online

Good news for applicants to AIT when the efforts of ITServ have turned into a web-based application which allows users to fill the form and submit to AIT's Admission Office. Inline with administrative renovation process, this action has shown the awareness of the institute to reduce redtape for applicants.

Internet connection and online payment might be too far advanced to some in remote areas. However, most of the applicants can feel more secured to use this as a backup solution. While sending hard copy of the application, one can also fill online forms to quickly submit before the deadline reaches to date. Traditional mail posting by air may be delayed or lost but for sure, this kind of digital form will survive and be on time.

More information about AIT's online application form can be found here.

Try new online application form here.



Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


Gia đình nhà Sáo

AIT rất nhiều sáo. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và thường có những cử chỉ ngộ nghĩnh. Bộ sưu tập "Gia đình nhà Sáo" kể về một bữa ăn thường ngày trong gia đình này.

Chà, hôm nay có "màu" rồi, không uổng công dậy sớm đi do thám


Khiếp, ông bô bà bô nhà mình ăn "tít" ghê


Ối trời ơi, không ai cho tôi ăn à!


Nói bé thôi không chết cả nhà bây giờ, tranh thủ ăn đi...


Nhưng mà con không tự ăn được


Thôi ông chịu khó chăm con đi, ăn từ nãy tới giờ không ngóc cổ lên được nữa


Ờ, từ từ để bố "rít" xong điếu thuốc đã rồi cho mày ăn


Này thì ăn đi cho phưỡn cái bụng mày


Há cái mồm ra cho bố mày bón, ăn nhanh lên còn "xù"


Bón gì mà như xúc than, ăn sao kịp được?


Này cu, ông bà già "xù" rồi, anh em mình cứ thong thả tác chiến nhé


Anh canh trước cho chú làm việc


Giờ tới lượt em đi tuần tiễu


Xù thôi, mang thêm ít đồ về nhắm chú ạ


Bình chọn


Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

2 Comments:

At July 1, 2007 at 3:10 PM , Blogger DAO THU NGA said...

This comment has been removed by the author.

At July 1, 2007 at 3:12 PM , Blogger DAO THU NGA said...

De thuong qua. Bua nao anh chup hinh may con cu'n nua nhe. :)

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------