<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('http://2.bp.blogspot.com/_s16UIKnTf30/Rl2gIUYpZ9I/AAAAAAAAAtI/7c45oZIYJeo/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Wednesday, September 26, 2007

Truyền thống AITVNA

Có thể gọi là truyền thống hay sức mạnh của cộng đồng sinh viên tại AIT, Thái Lan (AITVNA) bởi những gì họ đã và đang đạt được. Hàng năm, các hoạt động như Lễ hội văn hóa (Culture Show), Chương trình đón sinh viên mới (Welcome Show), và Lễ hội ẩm thực đều được cộng đồng AITVNA hưởng ứng nhiệt liệt và đạt kết quả cao trong các lần tranh tài.

Trên phương diện quan hệ đối ngoại, uy tín của AITVNA cũng tăng lên. Tiếng nói của cộng đồng với số lượng sinh viên đứng thứ 2 sau Thái Lan rất có trọng lượng trong các cuộc họp của Hội sinh viên (AIT SU) cũng như với các cộng đồng sinh viên còn lại trong AIT.

Thông qua các cuộc chơi, những sân chơi đầy màu sắc mang đến cho người xem nhiều cảm giác thú vị. Ngay cả người chơi, những diễn viên không chuyên cũng hào hứng không kém. Sân chơi AIT không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích về mặt giải trí mà chính tại nơi đây, văn hóa Việt Nam cũng cất cánh bay cao tới bạn bè của hơn 40 nước đang học tập và làm việc tại học viện.

Welcome Show 2007 lại một lần nữa khẳng định vị trí của Việt Nam trước cộng đồng AIT. Việt Nam đoạt 2 giải nhất cho tiết mục Country Performance ShowCouple Show. Một thành tích đáng kính nể và cũng chưa có nước nào đạt được như vậy từ trước tới nay. Câu chuyện Âu Cơ-Lạc Long Quân được chuyển thể thành vở diễn Truyền thuyết 100 con người huyền thoại mang đầy màu sắc của núi rừng và đồng quê Việt Nam. Vở diễn mang đến cho khán giả ấn tượng mạnh mẽ về một nền văn hóa lúa nước và tinh thần lao động cần cù của người dân đất Việt. Thông qua vở diễn, trang phục truyền thống và nét đẹp văn hóa của những người dân đồng quê Việt Nam được giới thiệu một cách tài tình, sinh động. Tiết mục Couple Show với hai bạn Quang Huy và Thu Trang đã mang lại chiếc huy chương vàng thứ hai cho đòan Việt Nam. Có thể nói đây là đôi diễn đẹp nhất và cũng ăn ý nhất từ trước đến nay. Với vũ đạo thanh thóat, biểu cảm, cặp diễn của Việt Nam đã hòan toàn chinh phục ban giám khảo và khán giả từ vẻ đẹp hiện đại tới nét duyên dáng truyền thống trong trang phục cổ Việt Nam.

Khép lại Welcome Show, hai tiếng Việt Nam vẫn còn dư âm trong lòng bạn bè các nước trên thế giới. Sân chơi này chắc chắn sẽ còn cống hiến cho tất cả mọi người những gì thật thú vị, sinh động và cũng thật sảng khóai.

Một số hình ảnh đẹp của Việt Nam trong đêm công diễn 22/9/2007.

Duyên dáng màn múa nón


Việt Nam bay cao...


100 con người huyền thoại


Lạc Long Quân và Âu Cơ


Hướng tới tương lai


Âu Cơ giữa đời thường


Và trên sân khấu


Trong trang phục áo dài


Và màn múa nón Việt Nam Quê Hương Tôi


Thu Trang và Quang Huy - hiện đại, trẻ trung


và cũng rất duyên dáng trong trang phục truyền thống


Nghệ thuật tạo hình của Việt Nam Quê Hương Tôi


Đằng sau cánh gà...


Trước giờ ra diễn


Và niềm vui chiến thắng

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

1 Comments:

At October 8, 2007 at 7:00 PM , Anonymous Anonymous said...

great show..

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Sunday, September 16, 2007

Somtam Thai - Có gì đặc biệt?

Ai đã từng nếm món nộm đu đủ của Thái với tên gọi Somtam (Sôm-tằm) chắc hẳn không thể quên bốn vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quện với nhau tới hòan hảo. Điều gì khiến somtam trở nên một món ăn không thể thiếu được trong bữa ăn của người Thái? Ngoài lý do tập quán văn hóa, có lẽ sự hấp dẫn của món ăn này là điều không thể phủ nhận được. Chúng ta hãy cùng phân tích và "mổ xẻ" xem thành phần gia vị và phương pháp chế biến món somtam này có gì đặc biệt.




Somtam ở Thái có 2 loại chính: somtam Thái và somtam Lào. Sự khác biệt giữa somtam Thái và somtam Lào nằm ở 2 điểm chính trong thành phần gia vị: Somtam Thái sử dụng nước mắm nấu đóng chai và lạc rang (đậu phộng); còn somtam Lào sử dụng nước mắm đóng chai thêm chút mắm cá tươi và sử dụng cua hấp thay cho lạc rang.

Chúng ta hãy xem trong món somtam Thái có những thành phần gì?

- Đu đủ nạo sợi nhỏ dài: 1 quả
- Tỏi: 5 múi tỏi loại vừa
- Ớt: 2-3 quả
- Nước mắm: 3 thìa canh
- Cà chua: 2 quả, chọn loại ít hạt
- Đường thốt nốt: 1.5 thìa canh
- Nước me: 2 thìa canh
- Chanh tươi: nửa quả
- Lạc rang: 3-4 thìa canh
- Các nguyên liệu khác như mì chính (bột ngọt), đậu đũa, cà pháo nhỏ...

Khác với nộm đu đủ của Việt Nam, somtam Thái được trộn trong một cái cối gỗ bằng chày. Việc "giã" nộm khiến cho đu đủ ngấm gia vị đều hơn, đồng thời sợi đu đủ cũng mềm hơn, dễ ăn hơn. Công tác chuẩn bị như sau:

- Đu đủ gọt vỏ, dùng nạo nhỏ nạo thành sợi nhỏ dài
- Cà chua rửa sạch thái làm 6
- Tỏi bóc vỏ




Cách làm:


- Cho ớt, tỏi và đường vào cối rồi giã nhuyễn vào nhau.
- Kế tiếp cho đu đủ, nước me, chanh, cà chua, lạc, nước mắm, mỳ chính vào cối. Dùng chày giã nhẹ cho gia vị ngấm vào sợi đu đủ, đồng thời dùng thìa to trộn đều trong khi giã. Thời gian trộn món nộm chừng 1.5-2 phút là được.

Bày nộm somtam ra đĩa to, xung quanh có trang trí cà chua sống, dưa chuột, và một ít rau thơm để món ăn được hấp dẫn. Nên ăn ngay sau đó vì để lâu lạc sẽ ngấm nước ăn không giòn, thêm vào đó, đu đủ sẽ bị ra nước trông không đẹp mắt.

Một số nhà hàng ở Thái có xu hướng trộn thêm vài miếng cà pháo loại nhỏ hoặc đậu đũa vào somtam khiến món nộm cũng khá hấp dẫn. Ngòai ra họ cũng bày thêm rau muống nước loại màu đỏ có ngọn non để thực khách dùng với món này.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Friday, September 7, 2007

Welcome Show đang đến gần

Dành riêng một góc này để bình luận về sự kiện của năm, M.O sẽ tường thuật trực tiếp các hoạt động xoay quanh ngày lễ lớn của gia đình AIT: Welcome Show.

WS được tổ chức vào đầu học kỳ tháng 9. Trước kia, khi còn theo quy trình học theo term (1 năm 3 terms), WS được tổ chức 3 lần trong năm. Từ khi chuyển sang quy trình semester (1 năm 2 semesters), WS chỉ còn được Hội sinh viên SU tổ chức 1 lần duy nhất vào học kỳ tháng 9. Đây là đợt tuyển sinh lớn nhất của học viện trong năm.

http://www.buglebandcontest.co.uk/images/illustration/bugle_band_contest_trophy_b.jpg

Xét về thành tích WS, Hội SVVN tại AIT đã nếm đủ từ thấp tới cao. Trước những năm 2000, khi phong trào sinh viên hoạt động chưa mạnh, thứ hạng của Đòan VN cũng rất thấp và không được đánh giá cao. Tuy nhiên, từ khoảng 2001 trở lại đây, Việt Nam đã trở thành cường quốc mạnh nhất AIT về các hoạt động ngoại khóa, không riêng gì WS mà cả Culture Show (còn lớn hơn WS), thể thao và các hoạt động chung khác. Việt Nam đã nhiều lần giành giải nhất, nhì, ba WS; 3 năm liên tiếp vô địch Culture Show từ 2005-2007.

WS năm nay được tổ chức vào ngày 22/9/2007 tại hội trường AIT Conference Center. Hội SVVN đang tiến hành các họat động chuẩn bị cùng các sinh viên mới cho lễ hội ra mắt cộng đồng này.

Một số tin về hoạt động WS đã được đăng tải trên diễn đàn sinh viên Việt Nam tại AIT ở địa chỉ sau: http://forum.aitvna.com/showthread.php?t=36

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


Canh chua Tom-Yam-Kung

Đang định viết tiếp bài canh chua nấu tôm (tom-yam-goong hoặc tom-yam-kung) thì có người gãi ngay đúng chỗ "bọ chét đốt". M.O xin giới thiệu tiếp món canh chua nổi tiếng của Thái với các bạn.

Theo tiếng Thái, từ "tom" (tôm) nghĩa là "canh", "tom-yam" (tôm-dằm) nghĩa là canh chua, cay, còn "goong/kung" có nghĩa là tôm, vâng con tôm các bạn ạ. Canh TYG (tom-yam-goong) là sự kết hợp giữa thể hàn và thể nhiệt, nóng lạnh điều hòa, ăn vào có tác dụng ... ngon, và tất nhiên điều hòa khí huyết trong những ngày hè nóng bức.



Nguyên liệu cho món TYG bao gồm những thứ sau:

1. Tôm tươi: cung
2. Hành tươi: tôn-hỏm
3. Xả: tạ-krài
4. Ớt: prik
5. Lá chanh: bài mà-nào
6. Nước chanh/ quả chanh: mà-nào
7. Củ giềng: khả
8. Cà chua: mạ-khửa-thét

Khi ăn TYG, có 2 loại canh phổ biến mà ta thường gặp:

1. Loại nước "trong": TYG nám-sải
2. Loại nước "đục": TYG (mặc định)

Nếu bạn muốn ăn loại nước "trong" thì phải gọi món là "TYG nám sải" mới được như ý. Loại nước "đục" là do người nấu bỏ thêm chút nước cốt dừa (xay ra từ cùi dừa/cơm dừa) vào trong canh. Nước dừa này kết hợp với chanh chua bị kết tủa nên nước trông hơi đục nhưng cũng có vị riêng rất ngon.

Chuẩn bị

1. Tôm cắt râu rửa sạch. Có thể bóc vỏ nếu thấy cần thiết.
2. Xả cắt ngắn chừng 5 cm rồi đập giập đi.
3. Các nguyên liệu còn lại rửa sạch sẵn sàng.
4. Hành lá rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.

Cách nấu: loại nước "trong" - tôm-dằm-cung-nám-sải

Không có gì đơn giản hơn là nấu món canh TYG của Thái. Tất cả các thứ nguyên liệu sau đây được bỏ chung vào nước lạnh rồi đun lên, bao gồm: tôm tươi, xả, ớt, lá chanh, giềng. Đun tới khi nào nước sôi được 2 phút thì bỏ cà chua đã thái nhỏ vào rồi vắt chanh vào nước. Khi nào thấy cà chua mềm thì nêm gia vị, mắm muối, sau đó bỏ hành lá vào cho thơm rồi bắc ra bát to.

Theo kinh nghiệm của M.O, một số loại gia vị sau có thể được bổ sung vào món canh TYG này cho thêm phần "Việt hóa".

1. Có thể thay nước chanh tươi bằng nước me chua hoặc dấm.
2. Có thể thêm lá cần tây cùng hành cho nước thơm.

Chú ý: món canh TYG nước "trong" không sử dụng dầu ăn để đảm bảo tính "thanh" của vị canh tôm. Nếu các bạn nấu canh TYG nước "đục" thì ngoài việc bỏ nước cốt dừa vào canh, có thể bỏ thêm ớt chưng vào để lấy váng đỏ cho đẹp mắt. Thêm 1 chút dầu ăn vào canh TYG nước "đục" sẽ làm cho canh ngậy và trông quyến rũ hơn.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

2 Comments:

At September 14, 2007 at 1:59 PM , Anonymous Anonymous said...

M.O. mà nấu ăn thì tuyệt! Khó mà ai qua được! Nghe lại thèm, hihi

At September 15, 2007 at 1:17 AM , Anonymous Anonymous said...

Ai khen M.O thế nhỉ? Liên hệ M.O gấp đi không mai kia nấu món phở bò không được tham dự thì phí đấy.

M.O

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Wednesday, September 5, 2007

Đi chợ Talad Thai

Đi chợ Talad Thai? Tưởng gì ghê gớm mà cũng kể, cái này ai học ở AIT mà chả tới vài lần rồi. Hãy khoan bạn ạ, đây cũng chỉ là chia sẻ chút kinh nghiệm. Mỗi người chia sẻ một tí biết đâu lại ra được nhiều điều thú vị?

Chợ Talad Thai nổi tiếng khắp Bangkok và các vùng lân cận bởi đây là chợ nông sản lớn nhất Thailand. Nơi đây tập trung các loại nông sản từ khắp mọi miền trên đất Thái, từ hoa quả, rau, củ tới các loại thịt, cá và đồ ăn. Tất cả phục vụ mục đích cung cấp nguồn hàng nông sản cho thủ đô Bangkok và các vùng xung quanh. Đi từ AIT tới Future Park, trên quãng đường chừng 15 km thôi, bạn có thể dễ dàng nhận ra rất nhiều xe tải nhỏ (pickup) chở hàng nông sản từ Talad Thai đi cung cấp cho Bangkok.

Một điều thú vị là chợ Talad Thai ở ngay gần kề AIT, tính theo đường chim bay thì khoảng 1 km, đường chim "đi xe đạp" thì khoảng 2 km. Các sỹ tử ở AIT không ai là chưa một lần tới đây mua đồ về nấu ăn hoặc "đập phá" hội hè. Hàng bán buôn (sỉ) đủ loại với giá rẻ bất ngờ luôn làm hài lòng tới tất cả những ai "bủn xỉn" nhất.

Hãy khoan nói nhiều và ca ngợi quá đáng cái chợ nông sản này! Khi nào đi rồi bạn sẽ cảm nhận được ngay thôi. Trong bài này, M.O xin chia sẻ một chút kinh nghiệm về cách mua hàng cũng như vài từ tiếng Thái để các bạn sử dụng khi tới đó.

Chợ Talad Thai được chia ra theo từng khu theo chủng loại mặt hàng. Mỗi khu được đặt trong một tòa nhà 1 tầng to mái tôn rất thoáng khí và có thể đưa xe hơi tới sát. Trước mỗi khu đều có biển báo vẽ hình chủng loại mặt hàng bán trong khu đó. Ví dụ khi hoa quả có vẽ hình hoa quả, khu thịt cá có hình gà, lợn (heo), cá... Riêng khu rau xanh được ưu tiên một tòa nhà to nhất đặt chính giữa trung tâm.

Dân AIT hay mua gì ở đây? Từ gạo, thịt, cá, rau dưa tới hoa quả, củ và đồ nấu bếp. Tất cả đều sẵn có với số lượng rất "khủng", đảm bảo "mua bao nhiêu cũng chiều hết".

Bây giờ chúng ta hãy điểm qua một vài từ tiếng Thái thông dụng làm bửu bối cho phi vụ mua bán kia.

Số đếm:

  • 1 = nừng
  • 2 = xỏong
  • 3 = xảm
  • 4 = sì
  • 5 = ha
  • 6 = hộc
  • 7 = trẹt
  • 8 = pạt
  • 9 = cao
  • 10 = sịp
  • 11 = sịp ẹt
  • 20 = y sịp
  • 21 = y sịp ẹt
  • 30 = xảm sịp
  • 40 = sì sịp
  • 50 = ha sịp
  • 60 = hộc sịp
  • 70 = trẹt sịp
  • 80 = pạt sịp
  • 90 = cao sịp
  • 100 = nừng rỏi
  • 200 = xoỏng rỏi
  • 300 = xảm rỏi
  • 1000 = nừng pằn
  • ...
cứ thế "nội suy" tiếp.

Giao tiếp

  • Cái này giá bao nhiêu = ằn ní thao-rải krap
  • Cái kia giá bao nhiêu = ằn nắn thao-rải krap
  • Giảm giá được không = lốt đai mái krap
  • Đắt quá = pèng mác
  • 20 Bạt có được không = y sịp (20) baht đai mái krap?
  • Được thôi = ok krap/ đai krap
  • Không được đâu ạ = mai đai krap

Danh từ

  • Cá = plà
  • Cá lóc (quả) = plà chon
  • Cá tai tượng = plà táp-tim
  • Cá trê = plà đục
  • Cá ngừ = plà tù
  • Cá vảy bạc = plà cà-pồng
  • Cá saba = plà saba
  • Cá hồi = plà samôn
  • Thịt heo (lợn) = mủ
  • Thịt bò = nứa
  • Thịt gà = cài
  • Sườn heo (lợn) = xi-không mủ
  • Tim (gà, heo) = húa-chai
  • Gan (gà, heo) = tạp
  • Mề (gà, heo) = cửn
  • Xương (ống) = cà đục
  • Mỡ = mằn
  • Trứng = khài
  • Tôm = cung
  • Mực = plà mực
  • Sò huyết = hỏi khrang
  • Sò xanh (chem chép) = hỏi mang pu
  • Cua = pù

  • Rau = pạc
  • Rau cải = quàng tung
  • Rau mùi = pạc xi
  • Rau muống = pạc bung
  • Rau su su = pạc mà-lá oản
  • Rau cần tây = khưn-chai
  • Hành lá = tôn hỏm
  • Hành tây = hỏm dài
  • Hành củ đỏ (nhỏ) = hỏm đèng
  • Tỏi = krà-thiềm
  • Ớt = prik
  • Tiêu = prik-thài
  • Nấm = hẹt
  • Gừng = kỉnh
  • Giềng = khả
  • Sả = tạ-krài
  • Mướp = buộp
  • Mướp đắng = mà lá
  • Cà chua = mạ khửa thét
  • Cà pháo, cà xanh = phác
  • Bí đỏ = pạc thoong
  • Bí xanh = pạc kiểu
  • Đậu quả xanh = thùa kiểu
  • Giá đỗ = tùa ngo
  • Gạo = khao
  • Ngô = khao pốt
  • Hoa quả = pổm lò mái
  • Quả doi (mận) = chom pu
  • Quả ổi = phá rằng
  • Quả mít = kha nủn
  • Quả táo = apple
  • Chôm chôm = ngo
  • Sầu riêng = tu riền
  • Chanh = mà nào
  • Cam = sôm
  • Bưởi = sôm ồ
  • Nhãn = làm dài


Quán từ, đơn vị

  • 1 quả ớt = nừng mét
  • 1 quả trứng = nừng bài
  • 1 quả dưa = nừng lu
  • 1 mớ rau = nừng cằm
  • 1 cái chân giò heo = nừng tùa
  • 1 kg = nừng kilô
  • 1 lạng (100 gram) = nừng kịt
  • 1 nửa = khrưng
  • 1.5 kg = kilô khrưng
  • 0.5 kg = khrưng kilô

Ví dụ

  • Chị ơi (anh ơi), cho tôi 10 quả trứng = khun krap, ào khài sịp bài
  • Cho tôi 2 quả mướp = khỏ buộp xoỏng lu
  • Cho tôi 3 mớ rau muống = ào pạc bung xảm cằm
  • Tôi muốn mua 2 kg thịt = ào xoỏng kilô
  • Cho tôi 2 con cá lóc (quả) = khỏ plà chon xoỏng tùa

Chú ý

Khi nói với người Thái, để tỏ lòng tôn trọng họ, nên thêm từ "krap" vào cuối câu.


Bây giờ bạn có thể "lượn" Talad Thai được rồi. Nếu như vốn từ còn hạn chế thì bạn có thể chỉ tay vào đồ vật cũng được. Người Thái bán hàng rất nhã nhặn và bạn sẽ yêu thích mỗi khi đi chợ ở bên này.

Trong thời gian sắp tới, M.O sẽ giới thiệu với các bạn một số món ăn phổ biến của Thái để bạn nào "lười" nấu có thể đặt tại nhà hàng cho tiện.

Chúc các bạn đi chợ nấu ăn thật vui.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

3 Comments:

At October 18, 2007 at 5:46 PM , Anonymous Anonymous said...

Ah...learn Thai Language

At March 17, 2008 at 10:14 AM , Blogger Rommi said...

great!!!!!

At March 17, 2008 at 10:22 AM , Blogger Mystical Orient said...

@dimple head: Sawatdee krap! Gao-chai pasah Viet dai mai krap?

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------