<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('http://2.bp.blogspot.com/_s16UIKnTf30/Rl2gIUYpZ9I/AAAAAAAAAtI/7c45oZIYJeo/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Wednesday, August 22, 2007

ScienceDirect - Thư viện điện tử trực tuyến



Hệ thống thư viện điện tử thuê bao ScienceDirect của AIT cung cấp cho sinh viên một lượng thông tin lớn về các kết quả nghiên cứu khoa học trên thế giới. Rất nhiều chuyên ngành bao gồm khoa học xã hội và phần lớn là khoa học tự nhiên đóng góp hàng nghìn bài báo trong thư viện này. Với lợi thế miễn phí hoàn toàn cho sinh viên đang theo học tại AIT, ScienceDirect thực sự là nguồn thông tin đầy đủ và đáng tin cậy phục vụ nghiên cứu.

Một số đặc điểm chính của ScienceDirect:

- Địa chỉ truy nhập: http://www.sciencedirect.com/
- Trang này chỉ miễn phí cho sinh viên truy nhập qua cổng internet của AIT (truy nhập từ bên ngoài hoặc thông qua dịch vụ ADSL trong trường đều không được miễn phí).

Khi duyệt hoặc tìm kiếm bài báo, người sử dụng sẽ thấy một danh sách bài báo với các biểu tượng nhỏ ở đầu mỗi dòng thông tin.

- Biểu tượng màu xanh lá cây (green): cho phép tải tài liệu miễn phí.
- Biểu tượng màu trắng (white): chỉ xem được abstract, không xem được tòan bộ bài viết.
- Biểu tượng màu vàng (yellow): bài báo trong giai đoạn "khuyến mãi", có thể xem toàn bộ nội dung.

Xem danh sách các tạp chí mà AIT đang thuê bao tính tới thời điểm tháng 8/2007.
(danh sách chỉ xem được qua mạng của AIT)

ScienceDirect thực sự là nguồn thông tin quý giá bởi thư viện này chứa đựng những công trình nghiên cứu nổi tiếng trên khắp thế giới về rất nhiều lĩnh vực. Các bạn còn chờ gì nữa mà không thử truy nhập vào và tìm kiếm thông tin cho mình?

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Monday, August 6, 2007

Hoàng Bách & một con đường khác

Hoàng Bách & một con đường khác...

Thời điểm Hoàng Bách phát hành album Mưa rơi cuối tuần (cuối 2004) là một dấu ấn trong nhạc Việt, bởi khi đó Bách hát với chính những sáng tác của mình.

Khi ấy, Bách được gọi là một singer-songwriter trẻ tiềm năng (về mặt solo). Nhưng nhìn lại ngày đó, Bách thừa nhận: “Tôi chỉ quan tâm đến cái mình thích và muốn thể hiện mình, hơn là chú ý đến khán giả...” Không chú ý nhiều đến “cái thích” của khán giả, đó chính là điểm mà Bách đã “sửa sai” trong album DVD-CD Từ khi có em tung ra vào cuối tháng 1/2007.

Một chân dung không... sang trọng

Bách muốn đi một hướng khác, nơi có những khoảng trống mà AC&M vẫn còn bỏ ngỏ. Và vì vậy Từ khi có em (7 track, vẫn do Bách sáng tác) có nhiều bài dễ hát, dễ nghe và dễ nhớ. Cái gu hát nhạc sang trọng đã ít nhiều ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của Bách, thế nên không có khái niệm “chợ trời” trong âm nhạc của Bách, cũng không còn khái niệm “viết nhạc cho mình nghe”. Ba track dễ nghe nhất: Vẫn chờ em về, Mình mãi quên thật sao, Nhớ bạn viết theo phong cách canto-pop. Trong đó, Nhớ bạn là một cảm xúc rất thật của Bách viết về một người bạn đã... tự tử cách đây khá lâu - kêu gọi một niềm vui sống từ phía những người trẻ, hãy nhìn cuộc đời này với ánh mắt yêu thương nhiều hơn... Vẫn chờ em về và Mình mãi quên thật sao là hai ca khúc nhưng viết chung cho một câu chuyện tình cảm cũng của một người bạn. Đôi khi sự cách trở về địa lí đã khiến người ta không thể giữ được tình yêu như ngày xưa. Các track Từ khi có em, Nếu xuân này có em, Vì anh vẫn yêu em đều là những bản pop ballad mang nhiều không khí vui vẻ. Viết cho cảm xúc của bạn bè thì nhiều, vậy thì bài nào là của riêng mình? Bách mỉm cười: “Track Đừng giận anh nữa là 100% câu chuyện thật của Bách.” Ai cũng biết Bách vừa lập gia đình, cô dâu là Thanh Thảo - một người mẫu Hoa học đường ngày nào. Track nhạc này như một lời ước mong trong cuộc sống mới mẻ tới đây của Bách.

Vẫn hát những gì mình viết...

Trong DVD, Bách đã phải năn nỉ đến “gãy lưỡi” bà xã Thanh Thảo mới chịu xuất hiện làm người mẫu để minh họa. Còn khán giả xem chắc sẽ bật cười khi thấy người mẫu Phượng Zenna (cao 1m76, lại còn mang đôi giày cao gót 10cm) đi sóng đôi cùng Hoàng Bách (chỉ cao 1m69) trong track Vì anh vẫn yêu em. Muốn có cảnh quay lãng mạn, Bách đem chiếc xe vespa xuống bờ biển để quay, nhưng quay xong thì khi đem lên bị... lún cát. Phải “điều” thêm ba anh chàng nữa mới mang chiếc vespa lên được... Phù, mệt muốn đứt hơi... Với album lần này, Bách muốn được nghe nhạc mình mở ở cả quán café, trên xe taxi... hoặc bất cứ đâu. “Tôi không ngại gì cả”, Bách nói đơn giản. Một sản phẩm được nhiều người đón nhận cũng là một cách thể hiện mình. AC&M trong năm 2007 này có rất nhiều tham vọng mới, và bản thân Bách cũng có khát vọng riêng. “Nhưng tôi tin rằng mình sẽ dàn xếp để con đường của AC&M và con đường của Hoàng Bách không bao giờ phải giao nhau”. Bách sáng tác vẫn còn theo bản năng nhiều, có ngày viết được hai bài, nhưng có khi vài tháng trời mới viết được một bài... Nhưng, Bách luôn có hai khách hàng trung thành: một người là Bách còn khách hàng kia không ai khác ngoài AC&M. Bài nào hợp với Bách thì Bách hát, bài nào hợp AC&amp;M thì để nhóm trình diễn, và chẳng bao giờ có cái gọi là... tiền tác quyền cả, “lợi cho AC&M cũng chính là lợi cho Bách thôi!” Những ca khúc Chuyện chàng cô đơn, Vầng trăng của đôi ta... mà AC&M hát cũng là một minh chứng cho khả năng sáng tác của Bách. Lần này, với album Từ khi có em, Bách đã là một singer-songwriter thực thụ. Sự chuyên nghiệp đôi khi đến từ những suy nghĩ rất đơn giản của một ca sĩ như Bách: “Biết khán giả muốn gì và mình muốn gì.” Chỉ vậy thôi!
(Mực Tím)

Nghe album Mưa Rơi Cuối Tuần

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

2 Comments:

At August 7, 2007 at 6:16 PM , Anonymous Anonymous said...

Anh a,

Album Hoang Bach em cung mua lau roi ma khong biet anh thich. Biet vay, de em gui cho anh, hihihi

At August 8, 2007 at 12:38 PM , Anonymous Anonymous said...

Album nay hay thiet, nhat la bai "Cho moi tinh dau" va "Co ma quen thoi".

;)

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


Đỗ Đình Phương - Đêm trình tấu Tây ban cầm



Download CD

Cali Today News - Hơn ba trăm người yêu nghệ thuật Tây Ban Cầm của Thung Lũng Hoa Vàng đã ngồi kín rạp hát Le Petit Trianon chiều chủ nhật 8 tháng 7 năm 2007, thưởng thức tiếng đàn của danh cầm Đỗ Đình Phương qua những ca khúc trữ tình Việt Nam và các nhạc khúc nổi tiếng thế giới. Đây là lần đầu tiên anh đến độc tấu ghi ta tại thành phố có đông người Việt nhất hải ngọai sau 32 năm ẩn dật.

Nhạc sĩ Trần Chí Phúc, người tổ chức, cám ơn những bằng hữu văn nghệ đã đến tham dự buổi nhạc. Mở đầu chương trình là hai tay đàn tây ban cầm trẻ với cô Huỳnh Quan Trâm Anh 14 tuổi trong bản Đêm Tàn Bến Ngự (Dương Thiệu Tước).

Chiếc áo dài vàng thướt tha dân tộc, dáng ngồi ôm đàn với những thế bấm đẹp trên phím đàn ghi ta cổ điển tây phương, cho hình ảnh thật dễ mến.

Hùynh Quan Minh Khôi 17 tuổi với ngón reo dây réo rắt trình bày bản Un Sueno En La Floresta của Barrios Mangore, một nhạc khúc đòi hỏi kỹ thuật tập luyện công phu.

MC Đỗ Vân Hà, giọng nói ngọt ngào đã giới thiệu thành tích của đệ nhất tây ban cầm Đỗ Đình Phương, tiếng đàn truyền cảm điêu luyện của anh đã truyền cảm hứng cho một thế hệ thanh niên yêu ghi ta vào thập niên 70 ở Việt Nam. Và buổi chiều chủ nhật này, anh đã hội ngộ cùng giới mộ điệu San Jose.

Ngoài những nhạc khúc ngọai quốc như Fantasia Original, Tango En Skai, Bolero Flamenco, Le Lac De Côme, Malaguena, xen kẻ những ca khúc Tuổi Đá Buồn, Ngăn Cách, Hạ Trắng, Suối Mơ, Riêng Một Góc Trời làm người nghe thích thú. Riêng bản Tuổi Đá Buồn (Trịnh Công Sơn), những âm thanh gợi nhớ một thời lãng mạn của Sài Gòn trong lòng khán giả ở lứa tuổi hơn năm mươi, thời thập niên 60,70 là những người trẻ yêu văn nghệ. Bản Ngăn Cách (Y Vân) với kỹ thuật reo dây (trémolo) và tiếng chuông (harmonic) vẫn là bản đàn classical guitar độc đáo nhất của Đỗ Đình Phương làm say mê những tay đàn học Tây Ban Cầm.

Xen kẽ chương trình độc tấu của Đỗ Đình Phương, Trần Chí Phúc với một ca khúc mới nhất của anh mang tên Tango Nhớ. Vừa ôm đàn biểu diễn câu dạo, khảy điệu Tango anh vừa hát diễn tả nỗi buồn của một kẻ đang yêu và nhớ: “Anh nhớ em như điên cuồng, giữa đêm khuya lái xe mau, chỉ có anh trên xa lộ buồn, đường thênh thanh không biết đi đâu, đường nhà em đi không tới nơi…” Bài hát mới được khán giả đón nhận với tràng pháo tay nồng nhiệt. Kế tiếp là Tâm Nguyên, từng tốt nghiệp môn guitar tại đại học Missouri hăm mấy năm trước trình tấu bản Prelude #1 của Villa Lobos. Anh cũng là người đã làm nên tấm poster chân dung Đỗ Đình Phương thật to trang trí cho sân khấu trình diễn rất đẹp.

Kết thúc trình diễn là phần phỏng vấn danh cầm Đỗ Đình Phương với Trần Chí Phúc, cũng là người đã học đàn của anh thời còn ở Sài Gòn trước năm bảy lăm. Mặc dù năm nay đã 67 tuổi,nhưng trông anh vẫn trẻ trung. Nếu tính từ năm 1957 vào học trường nhạc Sài Gòn, tốt nghiệp năm 1960 rồi đi dạy nhạc thì đã nửa thế kỷ tiếng đàn Đỗ Đình Phương. Mọi người vỗ tay vinh danh làm người danh cầm xúc động.

Những cuốn CD Tây Ban Cầm Đỗ Đình Phương 1&2 mang theo bán hết sạch.

Ban tổ chức cho biết trước giờ trình diễn có nhiều người hỏi mua vé nhưng vé đã không còn, nói lên sự hâm mộ của khán giả đối với một tên tuổi của nghệ thuật thời Sài Gòn cũ.

Rời San Jose về lại Nam Cali, danh cầm Đỗ Đình Phương đã tỏ lòng lưu luyến thung lũng hoa vàng với không khí thân tình văn nghệ trong ba ngày anh lưu lại đây và nhất là những tràng pháo tay nồng nhiệt dành cho anh trong buổi trình diễn.

Lâu lắm mới có một buổi ca nhạc với không khí lắng đọng, khán giả ngồi im thưởng thức một chương trình nghệ thuật, hình ảnh đó tạo cho thung lũng hoa vàng thêm lãng mạn. Đỗ Đình Phương ngày xưa đã truyền cảm hứng cho giới yêu ghi ta Việt Nam và hôm nay anh cũng lại gợi nhớ những kỷ niệm một thời và tạo một niềm hứng khởi khác cho những kẻ yêu nghệ thuật tây ban cầm.

Trong chiều hôm đó, anh đã trình diễn Fantasia Original của Jose Vinas (Tây Ban Nha), Tango En Skai của Roland Dyens, Tuổi Đá Buồn của Trịnh Công Sơn, Riêng Một Góc Trời của Ngô Thụy Miên, Suối Mơ của Văn Cao, Bolero Flamenco củaJuan Serrano, Lelac De Côme của Galas, Etude # 11 của H. Villa Lobos, Hạ Trắng của Trịnh Công Sơn, Hoa Vàng Mấy Độ của Trịnh Công Sơn, Ngăn Cách của Y Vân...


Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------


 

Sunday, August 5, 2007

Lê Minh Sơn hát bên Giếng Làng

Download album Giếng Làng

Lê Minh Sơn hát với tất cả tâm hồn của một người nghệ sỹ, tuy không thực sự xuất sắc nhưng lại vô cùng đặc biệt. Nghe "Giếng làng" của LMS, từng ngọn cỏ, bờ ao, cái giếng và bao cảnh vật thôn quê hiện lên vô cùng sống động làm ta nhớ một thời ấu thơ không thể quên được.

Tiếng hát "khê nồng" trên nền suối nhạc guitar flamenco như những lời tự sự về tình yêu và cuộc sống của chính người nghệ sỹ. LMS không chỉ đem chất dân ca vào âm nhạc đương đại mà anh còn hòa trộn thật tuyệt vời phong cách âm nhạc latin flamenco với nhạc nhẹ Việt Nam. Album hội tụ 7 ca khúc - 7 niềm ấp ủ từ rất lâu của người nghệ sỹ. Đặc biệt, tác phẩm "Giếng Làng" đã đoạt giải nhất Bài hát phong cách dân gian đương đại nổi bật trong năm.



Dưới đây là phỏng vấn của phóng viên báo Hà Nội Mới Điện Tử với Lê Minh Sơn.

PV: Vì sao anh lại thích đặt tên album là "Giếng làng" đầy chất "quê"? Album gồm những ca khúc nào?

NS Lê Minh Sơn (LMS): "Giếng làng" là một bài hát tôi rất tâm đắc. Trong một lần về quê, tôi nhìn thấy cái giếng làng khô cạn, mốc meo, bốc mùi lên mà chưa ai lấp lại. Người dân giờ không ai dùng nước giếng nữa, họ đã có nước máy khoan tiện lợi rồi. Tuy nhiên họ không lấp cái giếng ấy lại bởi nó là “long mạch” của làng, với lại cái giếng ấy nó là một nét văn hóa tâm linh của làng quê. Người ta tỏ tình với nhau, đánh ghen với nhau bên bờ giếng, rồi chia tay nhau ra trận cũng ở bên bờ giếng… nói chung cái giếng làng chứng kiến tất cả những buồn vui của người nông dân chân lấm tay bùn, nó trở thành một mảng văn hóa không thể thiếu của người Việt.

Album gồm 7 ca khúc viết về xã hội như: Làng tôi còn nghèo, Sông, Sau bão, Ru mẹ, Gà trống nuôi con, À í a, ...Điểm nổi bật của CD này là tính nhân văn, sự chia sẻ với những người dân nghèo, người mẹ, người vợ, những đứa con trước thiên tai bão lụt, hạn hán. Điều đặc biệt hơn nữa là với album này tôi đã tự chơi đàn, tự phối khí, và tự thể hiện.



PV: Trong 7 ca khúc này, anh tâm đắc nhất bài nào?

LMS: Mỗi bài đều thể hiện cảm xúc riêng của tôi. Tôi thường hay ghi lại những cảm xúc của cuộc sống. Tôi nghĩ, khán giả rồi đây sẽ quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội, chứ không còn là những đau xót về tình yêu. Ví như "Sau bão" là cảm xúc tôi ghi lại khi đi thực tế miền Trung sau cơn bão Chanchu, còn bài "Gà trống nuôi con" thì là cảm xúc của tôi khi vợ đi vắng phải một mình nuôi con.v.v.. Đề tài về quê hương, đất nước là đề tài bất tận của tôi. Tôi đi thực tế nhiều và cảm nhận những số phận thật ở ngoài đời, đặc biệt là về các làng quê Việt Nam. Tôi là “thằng nhà quê!”

PV: Khi sáng tác anh chưa bao giờ phổ nhạc cho thơ mà thường tự đặt lời cho ca khúc. Vì sao vậy?

LMS: Đối với tôi, âm nhạc là biểu cảm của tâm hồn, ca từ là biểu cảm của văn hóa nên tôi không bao giờ phổ nhạc cho thơ. Nhạc sỹ Nguyễn Cường, người cha, người thầy, người bạn lớn của tôi, một nhạc sỹ tài năng và đầy sự trong sáng cũng cấm tôi sáng tác kiểu phổ nhạc cho thơ.

PV: Ra album mà không hề mời ca sỹ "xịn", tự mình chơi đàn, phối khí và thể hiện. Liệu anh có quá tự tin bởi giọng ca của mình?

LMS: Chính xác hơn thì tôi có mời Thanh Lam, Thuỳ Chi cùng tốp nữ Nhạc viện Hà Nội thể hiện ca khúc "Sau bão" còn các ca khúc khác tôi không “mượn” ca sĩ nào hát cả.

Nhưng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những tác giả nên tự thể hiện ca khúc của chính mình bởi tôi nghĩ rằng ở đâu đó khán giả vẫn muốn mong chờ những gì là mộc mạc nhất, những gì nguyên sơ nhất của bài hát khi nó vang lên. Hình ảnh một nhạc sỹ ôm đàn và hát bằng đúng trái tim mình cũng rất hay đấy chứ! Tôi muốn đưa điều mộc mạc nhất, thô sơ nhất, đơn giản nhất đến tai người nghe. Tôi không muốn chứng tỏ điều gì cả. Tôi hát để thỏa mãn chính tôi mà thôi.

PV: Vậy các ca sỹ đã từng hợp tác với anh như Thanh Lam, Ngọc Khuê, Tùng Dương, Trọng Tấn...đóng vai trò như thế nào đối với ca khúc của anh?

LMS: Họ là linh hồn của bài hát. Tôi phải cảm ơn họ vì không có họ, ca khúc của tôi khó đến gần được khán giả. Vì các ca khúc của tôi không phải ai cũng hát theo kiểu đại trà.

PV: Anh có tự tin là album bán chạy?

LMS: Tôi tự tin. Vì trước hết, đây là một album khá hoàn chỉnh, "Giếng làng" là một trong số ít những CD ở Việt Nam mà trong đó tác giả vừa chơi đàn, phối khí và tự thể hiện tác phẩm của mình một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, 8 album trước do tôi làm bán được với con số trên dưới 1 vạn bản cho mỗi album cũng đủ cho tôi tự tin, nhất là trong thời kỳ băng đĩa lậu tràn lan như hiện nay.

PV: Dự án tiếp theo của anh là gì?

LMS: Tiếp theo, có lẽ tôi sẽ tham gia một vài dự án âm nhạc của ca sỹ Thanh Lam như: Live show xuyên Việt và dự án âm nhạc hợp tác trở lại giữa Thanh Lam và Niels Lan Doky - nhạc sĩ nhạc jazz người Đan Mạch có tên tuổi quốc tế. Sau đó, sẽ cố gắng có một đêm Lê Minh Sơn trong thời gian gần nhất.

PV: Xin cảm ơn anh!

Tuyết Minh (Thực hiện)




Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------