<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdYsq09M8Gi8KmilEC3pN0OhFhmBqUAffAKCK1Cifm-8x3lHZ6LNb1JEze-hXMI90xdiWs7NMSXw6e9E-2-oyB7x67j8fmHXxhpXD2bWWcA7oBZlcKAX1FGrHJKPwwIJWfPeDL48Gm1Y/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Wednesday, February 6, 2008

Hoa xuân

Khi những chiếc bánh chưng cuối cùng được vớt ra khỏi nồi chờ ép để rồi cất đi ăn dần trong mấy ngày Tết thì công việc lý thú nhất nhưng cũng không kém phần nặng nhọc đã xong xuôi. Mọi thành viên trong gia đình lại bắt đầu xắn tay vào dọn dẹp nhà cửa để đón chào một năm mới – một mùa xuân mới sắp đến.

Tết đến, xuân sang, vạn vật đều bừng lên. Nhà cửa phong quang, người người nét mặt hân hoan, tràn ngập niềm vui. Hoa nở trong công viên, trên hè phố, nở trên những nụ cười. Dẫu có thiếu một vài đồ trong nhóm ẩm thực, dẫu nhà cửa có chật chội hay kinh tế vẫn còn eo hẹp thì trong nhà người dân Việt nam không bao giờ thiếu một nhành hoa ngày Tết. Nếu những nẻo đường phương Nam tràn ngập mai vàng trong những ngày giáp Tết thì từng con phố những ngày cuối Đông nơi phương Bắc lại dường như được sưởi ấm bởi màu hồng tươi của một loài hoa đã ngàn đời nay quen thuộc với mọi nhà – hoa Đào. Hoa mai, hoa đào thể hiện niềm tin, sự thanh cao, yên lành và cả thịnh vượng nữa. Bởi thế mà từ lâu lắm rồi, hai loài hoa đó đã trở thành biểu tượng của ngày Tết ở hai miền của đất Việt. Người đi xa mỗi khi xuân về, bên nỗi nhớ cha mẹ, gia đình, bạn bè lại phảng phất nỗi nhớ một sắc vàng rực rỡ của hoa mai phương Nam hay sắc hồng ấm cúng của hoa đào đất Bắc. Người ở thành phố Hồ Chí Minh thì không khỏi nhớ đến Thủ Đức với Bình Phước, Linh Đông, nơi mà ai cũng có ít nhất một lần tới để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất trời, rồi đem sắc vàng lộng lẫy ấy về nhà hoặc biếu cha mẹ, người thân để tỏ lòng kính trọng. Thật cảm động khi người bạn ở miền Trung mở gói quà Tết của một bằng hữu người Bến Tre thấy cành mai vàng giản dị với lời đề tặng thật chứa chan tình người: “gửi anh chút nắng ấm phương Nam”.

Triền đê sông Hồng, chiều 26 Tết se lạnh mà lòng người thật ấm cúng lạ lùng. Dọc từ Nghi Tàm, Quảng Bá tới Nhật Tân, Phú Thượng, đào san sát đua hoa, kết nụ, thấy mà lòng vui tươi, phấn khởi. Trai gái bên nhau đi xem hoa, mua hoa. Vợ chồng dắt con cái đi chợ hoa xuân. Tiếng cười nói, tiếng rao giá, mặc cả xen lẫn tiếng cười – một hạnh phúc giản dị mà cũng thật lớn lao.

Vui xuân cùng hoa đào, hoa mai, muôn loài hoa khác cũng đua nhau khoe hương sắc. Hoa hồng đỏ nồng nàn mãnh liệt, hồng bạch trinh khiết, thanh cao, hoa layơn quí phái, hoa cúc giản dị, khiêm nhường, đồng tiền, hoa ly đủ màu, thạch thảo như tuyết điểm. Người trồng hoa vất vả quanh năm, đã bao lâu chờ đợi giây phút này để mang hoa ra chợ, gương mặt họ có nét tươi của hạnh phúc, tưởng như cùng hoa đang san sẻ sự ấm áp, tươi vui cho mọi nhà. Bây giờ cuộc sống bớt khó khăn hơn trước, người người chơi Tết cũng thanh thản hơn. Chợ hoa, chợ cây cảnh cũng đua nhau họp thật vui. Bên cạnh sắc màu rực rỡ của bao loài hoa, ẩn hiện một bóng trắng thanh bạch tựa như nàng thiếu nữ xinh tươi trong dòng người vui xuân tấp nập. Người thiếu nữ đó, loài hoa đó không phải ai khác mà chính là Thủy Tiên. Không nhan sắc rực rỡ, lòe loẹt như loài hoa khác mà mảnh mai, tinh khiết, thuỳ mị, thật nữ tính, thanh tao, đầy vẻ quí phái. Thủy Tiên tỏa rễ trắng muốt trong bát thủy tinh đầy nước trông sao đáng yêu làm vậy. Người chơi thủy tiên phải có tính kiên nhẫn, điềm tĩnh, cẩn thận và sạch sẽ. Muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thuỷ Tiên phải bỏ công gọt, tỉa, ngâm nước khá công phu. Những bông hoa cứ nằm ngủ trong lòng củ chờ bàn tay người đến đánh thức, hoa mới trở dậy, thở hương vào mùa xuân.

Vui xuân với Lan, ta thấy một vẻ đẹp mê hồn mà quí phái. Địa lan, phong lan, loài nào cũng ẩn hiện những nét đẹp độc đáo. Phong lan có da báo, tử xiêm, tai trâu, ngọc bích, móng rồng; địa lan có bạch cập, mạc lan, tố tâm, hoàng vũ, ánh kim, hạc đỉnh, loan điểm… và bao tên gọi mỹ miều khác nữa. Loài nào cũng đẹp, loài nào cũng đáng yêu.

Đi cả chợ hoa, người không khỏi kinh ngạc, thích thú vì sao lại có nhiều loại hoa đẹp đến như vậy. Và hơn thế nữa, hoa bây giờ đã là những gì không thể thiếu được ở mỗi gia đình trong ngày Tết. Bên cạnh chậu quất, cành mai, cành đào là lọ hoa lớn gồm nhiều loại hoa khoe sắc. Vài bông layơn đỏ rực đứng cạnh mấy đóa thược dược, hồng bạch, cẩm chướng, hải đường, dưới bàn tay của người mẹ, người vợ, người em tài hoa thì dẫu người khó tính nhất cũng phải trầm trồ thán phục.

Xuân đến rồi, hoa về với muôn nhà. Người xa quê nhớ nhà và cũng nhớ hoa. Bé gái ngồi bên cửa sổ mắt đăm chiêu nhìn ra xa ước gì để được làm cánh hoa nhỏ bé kia mang hạnh phúc, niềm vui đến cho đời, để được quây quần bên cha mẹ, anh chị, người thương và thân bằng cố hữu. Người xa quê gửi người nơi xa những tình cảm thầm kín và cũng mãnh liệt như loài hoa kia vậy. Hoa bao giờ cũng thân thiết với người như người yêu người vậy. Đó là hương sắc của đất trời, và cũng là hương sắc của chính tâm hồn con người vươn tới cái đẹp.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------