<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('http://2.bp.blogspot.com/_s16UIKnTf30/Rl2gIUYpZ9I/AAAAAAAAAtI/7c45oZIYJeo/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Sunday, September 14, 2008

Việt Nam và Lào



Ai cũng biết là Việt Nam, Lào là anh em.

Nhưng một sự thật phũ phàng là: Cái gì tệ ở Việt Nam cũng gán cho cái mác Lào.

Nhớ khi xưa bọn trẻ con ít được tắm rửa chăm sóc thuốc men, các chiến sỹ bộ đội của ta, những sinh viên nội trú hay bị mắc một thứ bệnh "mỗng gai" (gãi mông). Anh em thường hay gọi đùa là "thằng này bị hắc lào mông chi chít". Đồng chí Kai-sỏn Phônvihản bị gọi trìu mến với cái tên "ôm phản lăn ra biển". Ngoài ra còn khá nhiều tên hay, tên kêu của Lào được sử dụng để đặt cho các nhân vật trong nhiều truyện tiếu lâm đường phố. Tỷ dụ như là "ăn dày không ăn non" (Khăm Tày Xi văn đon), Xẻng to xúc xỉ than, Tha vì say - nhậu say quắc cần câu nên được tha (Thavi Say)...

Cái tội làm ăn bớt, nói một đằng làm một nẻo thì được vu cho là "làm cái Lào ra cái Ý".

Nói gì thì nói, không thể phủ nhận được sự thật người Lào và người Việt xưa nay vẫn cứ là anh em. Chả thế mà Việt Nam thường xuyên có những cử chỉ thiết thực giúp bạn Lào. Nào là quân tình nguyện sang "giúp" ổn định an ninh và xây dựng xóm làng. Nào là ông anh giúp ông em xây dựng thủy điện và ông em cũng vì thế mà bán điện giá "hạt dẻ" lại cho ông anh. Tình sâu nghĩa nặng còn có từ lâu đời với đại đa số quan chức, lãnh đạo cấp cao của Lào được đưa sang học tại Việt Nam, thậm chí có người còn được đào tạo ở trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Cơ cấu như thế trách gì tình chả sâu, nghĩa chả nặng? Anh em bên Lào gặp anh em Việt Nam luôn có câu cửa miệng "Sawat dee, Viet-Lao xamaki", tạm dịch là "chào người anh em, Việt - Lào hữu nghị", nghe sướng cái lỗ nhĩ mỗi khi tới làm khách ông em Lào.

Ngẫm đi nghĩ lại, ta bỗng thấy ông anh Việt Nam dường như hơi khắt khe với ông em Lào. Cái gì xấu xa, ghê tởm thì đổ cho Lào, còn cái hay ho thì nhận về mình. Nào là "nhân tài đất Việt"; "sản phẩm nội chất lượng ngoại, giá thành chỉ bằng 1/3"; "truyền thống văn hiến lâu đời"; "chăm chỉ cần cù, nhẫn nại trong lao động, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm";... còn nhiều lắm, nếu kể ra có mà tới tết Công Gô cũng chưa hết. Khen mình mãi mà quên mất không khen ngợi gì người anh em Lào, thấy mà tội nghiệp.

Thôi thì thằng em thấp cổ bé họng đành phải chịu vậy. Được ông anh đoái hoài tới cho cái này, giúp cái kia đã là may mắn lắm rồi. Đêm nằm ngắm trăng trung thu miền Savanakhet thấy trời trong vắt mà tâm hồn bỗng thư thái lạ lùng. Chẳng mơ bánh trung thu Long Đình, Đồng Khánh, tàng tàng như Đông Đô, Thu Hương cũng không dám, chỉ có cái bánh dẻo Xuân Đỉnh gõ bằng khuôn gỗ mít nhâm nhi cùng ấm trà Thái Nguyên đã thấy hạnh phúc lắm rồi. Thế mới hiểu tại sao người anh em Lào không "khát khao" và "tự ái" nhiều về những "biệt danh" mà ông anh Việt Nam thường gán cho.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------