<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('http://2.bp.blogspot.com/_s16UIKnTf30/Rl2gIUYpZ9I/AAAAAAAAAtI/7c45oZIYJeo/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe" }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Thursday, July 12, 2007

Tượng nhà mồ Tây Nguyên - Funeral House Sculptures

Funeral House in Central Highland, Vietnam

Representing the lives of the deaths, the Funeral Houses are decorated with bundles of wooden statues, making unique and interesting traditional culture of the Highland. Such houses can be found only in Central Highland of Vietnam amongst Banar, Ede, Gia-rai, Mnong, and Xo-Dang ethnic groups.

Simple axe-sculptures by local people make it special the way they commemorate their beloved. Three layers of statues picture the past lives of the deaths including: (i) The world of human, with activities of giving birth and family life; (ii) The world of animal, gathering home livestocks which used to be closed to human, such as monkey, dog, buffalo...; (iii) Human activities, including cultivation, hunting, dancing...


Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Banar, Ê-đê, Gia-rai, Mnông, Xơ-Đăng.

Nhà mồ được xây trùm trên nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả. Nhà mồ có nhiều loại khác nhau. Trang trí nhà mồ thường sử dụng 3 màu: đen, đỏ và trắng.

Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, trong đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc hơn cả.

Theo lời kể của tộc người Banar thì tượng nhà mồ là để đưa tiễn người sang thế giới xa xăm. Bởi vậy, khi sống cuộc đời ra sao thì khi chết đi, con người chỉ đi xa nhưng cũng là một cuộc sống không khác gì thế giới bên này. Họ có kiếp sống của sinh thành, giao hoan, có giải trí và đương nhiên, những súc vật cũng cần mang theo. Đến lễ hội Bỏ mả (lễ hội Pthi), chúng ta ngập trong rừng tượng. Tượng nhà mồ hiện lên sống động quanh những nhà mồ, thể hiện một nền nghệ thuật cổ, rực rỡ.

Tượng nhà mồ có thể xếp làm 3 lớp. Đó là thế giới sinh thành con người, có bào thai trong bụng mẹ, có giao hoan, giao phối âm dương, có bụng mang dạ chửa. Con người thuở nguyên sơ, phô bầy trong dáng khỏa thân, minh chứng sức mạnh truyền đời của loài người với nét đẽo khô ráp nhưng được cường điệu những bộ phận người cần được phô trương, bởi thế đường nét mạnh mẽ, gây ấn tượng rất mạnh, rất khác thường. Nhóm tượng thứ hai là những con vật gần gũi với người như voi, chó, trâu, bò ........ và nhóm thứ ba là những sinh hoạt cộng đồng như thể thao, săn bắn. Nhưng khi đến nhà mồ, lớp tượng cổ sơ nhất vẫn là tiêu biểu cho nghệ thuật tượng nhà mồ Tây Nguyên.

Nghệ nhân đẽo tượng bằng chiếc rìu cứng cáp. Chỉ trên một khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày khác, những cây gỗ to sù sì cứ hiện dần lên những dáng dấp, hình người, những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của người đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ.... dường như tất cả đã nằm trong đầu nghệ nhân. Họ lặng lẽ từng nhát chắc chắn bổ xuống để nên hình, nên tượng, nên hồn.

Những bức tượng thực đó mà cũng hư hư huyền huyền đó như chính cõi "tối tăm" âm thế. Bởi thế mà trong ngôn ngữ người Banar các tượng mồ được gọi là "Mêu" với người Gia rai gọi là "Rup", nghĩa là hình tượng, chứ không gọi là hình ảnh, cũng không gọi rõ là tượng, nó cụ thể quá.




Dưới đây là một số hình ảnh về tượng nhà mồ Banar do Mystical Orient chụp tại Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học.

Quang cảnh bên ngòai nhà mồ
A scene of the funeral house


Người ôm mặt - tượng trưng cho nô lệ của người chết
A slave which serves the deaths in the other world


Nhà mồ có 4 tượng như vậy ở 4 góc
There are 4 slaves at the 4 corners of the house


Cảnh sinh hoạt gia đình
A family activity


Người phụ nữ rót rượu cho chồng
A woman serving alcohol to her husband


Cảnh tín ngưỡng phồn thực (1)
Reproduction activity (1)


Cảnh tín ngưỡng phồn thực (2)
Reproduction activity (2)



Cảnh tín ngưỡng phồn thực (3)
Reproduction activity (3)


Sinh hoạt gia đình
Family activity


Vật nuôi trong nhà
Home animals


Sinh hoạt hàng ngày
Daily activities


Người đàn ông khoe bộ phận sinh dục tượng trưng cho nam tính
Man shows his muscularity


Người đàn bà đi nhặt củi
A woman with wood bars for firework


Chó và khỉ là hai vật nuôi thân thiết với người Banar
Dog and monkey are two closed pets of the Banar group


Người phụ nữ sắp sinh nở
An expecting mother


Đời sống của người chết được tái hiện theo thứ tự trong quá khứ
Lives of the deaths are represented with time order from the past (counter-clockwise)


Source:
http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/mythuat/hoihoadieukhac/tuongmo/tuongmo.html

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

1 Comments:

At July 12, 2007 at 10:46 PM , Anonymous Anonymous said...

So interesting! Ở Việt Nam có nhiều cảnh đẹp và nhiều phong tục văn hóa truyền thống rất quý giá. Nếu không có biện pháp bảo tồn thì sẽ bị mai một đi mất anh Phương nhỉ?!
Moon

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------