Thursday, February 14, 2008
Mừng thọ
Chuyến du hành lên miền Trung Du
by Mystical OrientNgày xưa, người bốn mươi tuổi đã được trong làng, trong họ quý như lão ông. Lịch sử Việt Nam, đời nhà Trần thế kỷ 12 và 13, vua Trần 40 tuổi nhường ngôi cho con lên trông coi việc nước, còn nhà vua thì nghỉ ngơi và đi tu.
Trong làng, 50 tuổi làm lễ lên lão. Dẫu không phải các nhà chức sắc trong làng, nhưng những dịp hội hè đình đám, các cụ lão ra chốn đình trung ngồi riêng cỗ trên chiếu cạp điều. Phong tục trọng lão ấy đến bây giờ vẫn được giữ gìn và còn sâu xa ý nghĩa hơn.
Ngày nay, trong gia đình khi có ông bà, cha mẹ ở tuổi 70, 80, 90... thì con cháu thường tổ chức mừng thọ. Lễ mừng thọ thường nhằm dịp sinh nhật hoặc ngày xuân (dịp Tết nguyên đán). Đây là dịp con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ. Lễ tổ chức to hay nhỏ đều thể hiện được niềm vui của gia đình vì có người sống thọ. Mỗi xã, mỗi phường ngày nay hầu hết có Hội thọ của các cụ cao tuổi. Các lão ông, lão bà được trọng vọng như nhau. Khi các cụ bảy, tám mươi tuổi được Hội thọ đến chúc mừng, chụp ảnh, tặng quà lưu niệm. Những dịp như thế này mang lại cho các cụ tình cảm ấm áp của thế hệ các con các cháu, của phố phường, làng xã mà không cảm thấy cô đơn khi tuổi già, sức yếu lúc cuối đời (
Quê Hương).
Vùng trung du Thái Nguyên và những đồi cọ xanh rờnMột phong cảnh thật yên bình nơi thôn quêNăm nay vào dịp đầu xuân, MO tham gia vào một chuyến du xuân đi mừng thọ người bà trong họ nhân dịp cụ 80 tuổi. Chuyến du hành từ Hà Nội lên Thái Nguyên, mảnh đất an toàn khu thời kháng chiến chống Pháp, được khởi hành từ lúc sáng sớm. Điểm đáng chú ý ở đây là nơi ở của cụ vẫn dường như chưa bị xáo trộn bởi làn sóng đô thị hóa.
Làng quê yên bình (panorama)Bên cạnh đó, các phong tục tập quán cũng như phong cảnh nông thôn vẫn gần như còn nguyên vẹn những nét đơn sơ của nhà sàn ván gỗ thấp thoáng dưới tán cọ sau lưng đồi. Phần lớn đồng bào ở đây là người Thái, Tày và Mán. Phong tục mừng thọ cũng giản dị và đậm đà màu sắc dân gian.
Ngôi nhà này được xây dựng cách đây chừng 30 nămCon cháu nội ngoại tề tựu đông đủ từ 9 giờ sáng.
Sawatdee Krap! Câu chào quen thuộc đất Thái Lan dường như tìm được địa chỉ của nó bởi người dân ở đây hầu hết nói được tiếng Thái. Tuy không hẳn giống như tiếng Thái ở Thái Lan nhưng thứ tiếng Thái pha trộn thổ âm của Lào và tiếng Việt cũng không khác xa tiếng Thái nơi xứ sở chùa vàng là mấy. Cả nhà ồ lên ngạc nhiên bởi câu chào của MO. Mọi người rất lấy làm thích thú bởi MO có thể trao đổi qua lại với họ bằng tiếng Thái, điều mà ít người dân Hà Nội có thể làm được.
Ông tôi, một người giản dị đáng yêuÔng tôi, một người giản dị nhưng cũng thật hiếm có bởi lối suy nghĩ văn minh của người. Nhớ năm nào mừng thọ ông, toàn bộ con trai của cụ đứng ra chủ trì buổi lễ, thì năm nay, tới lần mừng thọ 80 xuân xanh của cụ bà, toàn bộ con gái và dâu của hai người làm chủ buổi lễ. Đại diện làng xã và bà con trong chòm xóm tới dự rất đông. Khung cảnh thật đầm ấm với nhà sàn, bếp than và tiếng cười nói rộn ràng.
Nhân vật chính của buổi lễ mừng thọ - bà tôiCon gái chủ trì lễ mừng thọ cho mẹ, một điều hiếm thấy tại một vùng quê trung du như thế nàyCháu gái đọc thơ tự sáng tác mừng thọ bàBà con làng xã cũng tới mừng rất đôngVà người em dâu dù tuổi cao vẫn đến mừng thọ chị từ Hà NộiVà những bức trướng như vậy thường không thể thiếu được dưới hình thức món quà tặng mừng thọ người cao tuổiBếp lửa được nhóm lên và mọi người quây quần xung quanh uống ấm trà nóng. Nổi tiếng với trà xanh đã đi vào tục ngữ người Việt "trà Thái, gái Tuyên", trà xanh Thái Nguyên thực sự là một thứ đặc sản quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng vùng đất cằn cỗi này. Nơi đây, mỗi khi người gặp người thì ấm trà luôn là "đầu câu chuyện". Trà mang đến danh tiếng cho làng quê, trà mang tới tình bạn và tiếng cười trong xóm ngoài ngõ.
Xôi được "đồ" trong chõ như vậySau khi xôi đã chín thì được gói trong lá xanh Bên bếp lửa, chõ xôi được đặt lên và hương thơm của thứ nếp nương đặc biệt cứ dần dần lan tỏa khắp nhà sàn. Thứ nếp này thật thơm dẻo lại không ngấy. Bởi thế mà người ta có thể dùng như món ăn chính, giống như gạo tẻ dưới xuôi vậy. Nếu đã tới đây một lần thì khi về người sẽ không thể quên hương vị đặc biệt của nếp nương nơi này.
Cơm nếp không để trong bát sành hay bất kỳ một thứ đồ sản phẩm công nghiệp nào khác. Thứ đồ ăn vừa dẻo vừa thơm này được gói trong lá chuối hoặc lá dong xanh thành hình vuông tựa như bánh chưng vậy. Lá xanh giữ cho cơm luôn dẻo, khi ăn hương thơm của lá quyện với mùi nếp hương tạo ra một hương vị vô cùng đặc biệt. Người Hà thành cũng có lối gói xôi nếp trong lá sen dùng cho bữa sáng vô cùng sáng tạo và đặc biệt. Không thể nói lá sen gói xôi sẽ làm xôi ngon hơn là khi được gói trong lá chuối hay lá dong bởi mỗi món đều có hương vị riêng của nó. Văn hóa ẩm thực của người Việt thật phong phú từ thành phố tới nông thôn.
Bếp lửa nhóm lên và mọi người quây quầnTrời có rét như mùa đông băng giá mà "nhà đài" hay ti-vi thường nhắc đến với 4 từ "rét đậm, rét hại" cũng chẳng làm người dân ở đây sờn lòng. Khi bếp lửa đã nhóm lên và trà xanh đã ngấm, cái rét dường như bị lãng quên. Cơm được dọn ra và người quây quần nâng chén rượu gạo mừng cụ bà sống lâu trăm tuổi.
Con cháu trong nhà bên người mẹ đáng kínhNgười dân ở đây có tập tục uống rượu bắt tay. Sau khi cạn ly, người mời rượu lần lượt đi bắt tay từng người trong bàn tiệc rồi xin phép sang bàn bên cạnh mời rượu tiếp. Rượu cứ rót và men cứ say. "
Không uống không quý, không say không về" là câu nói cửa miệng của những người dân hiền lành nhưng vô cùng hiếu khách nơi đây. Rất may cho MO là vốn tửu lượng cũng khá sau bao ngày lăn lộn chiến trường AIT đã giúp MO trụ vững sau những cái bắt tay nhiệt tình của anh em bè bạn.
Mâm cơm đãi khách không thể thiếu được chai rượu "quốc lủi"
Những nghệ sỹ xiếc tí hon này cũng góp vui vào chương trìnhNgoài kia, vùng quê vẫn yên bình trong nắng nhạt
Posted by Mystical Orient
Can't see English? click here for Language Setting
1 Comments:
-
At
,
DAO THU NGA said...
-
Lâu lắm mới vào blog của anh Blackcat, thấy vẫn phong phú như ngày nào, đọc mãi mới hết :)
Tết vui không anh? Vậy Tết anh enjoyed ở Trung Du như bài viết này ah?
Subscribe to Post Comments [Atom]
---------------------------------------