<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdYsq09M8Gi8KmilEC3pN0OhFhmBqUAffAKCK1Cifm-8x3lHZ6LNb1JEze-hXMI90xdiWs7NMSXw6e9E-2-oyB7x67j8fmHXxhpXD2bWWcA7oBZlcKAX1FGrHJKPwwIJWfPeDL48Gm1Y/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Thursday, February 21, 2008

Phủ Thành Chương

Ngôi sao. Có lẽ điều hấp dẫn nhất đối với những ai có dịp đến với phủ Thành Chương là sự sắp đặt, bài trí nghệ thuật khéo léo có chủ ý về tổng thể lẫn từng chi tiết nhỏ nhặt bên trong khu quần thể kiến trúc cổ kính, đan xen những nét hiện đại của người họa sĩ tài hoa.

"Biệt phủ Thành Chương" là tên nhà văn Kim Lân và nhiều bạn bè đặt cho khu nhà vườn của con trai mình, hoạ sĩ Thành Chương, cách Hà Nội chừng 30 km ở Sóc Sơn.

Với hơn hai tỷ đồng từ tiền bán tranh của mình, hoạ sĩ Thành Chương đã mua một khu đất 10.000 m2 bên chân núi Sóc để xây một "biệt phủ" theo phong cách truyền thống.

Đây như một làng quê Bắc Bộ thu nhỏ đang lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống, giới thiệu với mọi người khá đầy đủ về cuộc sống của những người nông dân Việt Nam.

Ngay từ cổng vào phủ đã làm bạn gợi nhớ đến chiếc cổng làng Việt có từ hàng trăm năm trước với vòm cổng và các đường nét uốn lượn, hai bên có đôi lân chầu. Ẩn sau cánh cổng bạn sẽ bắt gặp ngay những nét quen thuộc của thôn quê: bên phải có hồ thả cá với chiếc cầu đá để ngồi câu, bên trái có một giếng nước cổ, nghe đâu hoạ sĩ Thành Chương đã săn lùng được từ Thanh Hóa. Con đường dẫn từ cổng chính đi vào khu nhà được lát bằng gạch Bát Tràng.

Một trong những nét đẹp của quần thể kiến trúc tại đây là những ngôi nhà được xây dựng với nhiều kiểu dáng khác nhau. Một ngôi nhà bằng gỗ lim cổ theo kiểu truyền thống 5 gian, đặc trưng của người nông dân ở đồng bằng Bắc Bộ với những nét chạm trổ công phu và trang trí cầu kỳ: hai bên cửa là hàng câu đối sơn son thiếp vàng cùng những hoành phi câu đối.

Đây là nơi trưng bày nhiều loại đồ cổ quý hiếm của hoạ sĩ và những bức tranh sơn mài với phong cách rất "Thành Chương". Nghe nói, một gallery trưng bày tranh đang được xây dựng tại đây để người xem có thể thưởng thức nhiều hơn những bức tranh của chủ nhân.


Một trong những bộ bàn ghế mà họa sỹ Thành Chương đã từng ngồi uống trà với khách tham quan


Đây là một bộ bàn ghế kiểu cổ khác
Bên cạnh đó là nhà sàn bằng gỗ của vùng cao được cải tạo cho phù hợp: tầng dưới tiếp khách, trên là nhà ở. Nằm ở giữa trung tâm là tháp nước cao 5 tầng mái cong tựa như kim tháp của các chùa, tạo cho cảnh quan một vẻ đẹp riêng vừa là nơi để du khách chiêm ngưỡng khung cảnh xung quanh.


Giếng nước của những năm thế kỷ trước

Ở phía trái là ngôi nhà lớn, cao năm tầng có kiến trúc như ngôi chùa, tầng trên treo một cái chuông là nơi sinh hoạt của gia đình. Xuống một bậc cấp là vườn cây ăn trái. Xuống nữa là khu chăn nuôi bên cạnh khu nhà người làm ngay sát cổng.


Tháp chuông Phủ Thành Chương

Trong mỗi ngôi nhà đều có bàn thờ truyền thống, tràng kỷ ngồi uống nước. Tại đây bạn còn có thể tìm thấy những đồ vật rất thông dụng của người nông dân Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ như chiếc cối xay gạo bằng tre, chiếc cày chìa vôi, thúng, mủng, dần sàng...


Hình ảnh làng quê đồng bằng Bắc bộ được tái hiện ở đây

Ngoài sân, còn có rất nhiều chum nước, vại sành. Đằng sau ngôi nhà chính là đống rơm được đánh cao. Cũng có lẽ nhờ những điều đặc biệt này mà hàng trăm du khách trong và ngoài nước đã đến thăm biệt phủ Thành Chương.

Xung quanh nhà được tô điểm bằng màu xanh mướt của các loại cây trồng quen thuộc: nào tre, chuối, cau, nhãn lồng, vải thiều, khế lúc lỉu quả trên cành, rồi các loại hoa, cây "cổ thụ", cây cảnh quý với nhiều dáng kỳ lạ.

Khi mua miếng đất này, nó trơ trụi, hoạ sĩ Thành Chương phải mua từng cọng cỏ, mang từng cái cây đến trồng và chăm sóc mới được như bây giờ.

Thành Chương sưu tập rất nhiều đồ cổ và trưng bày tại biệt phủ của mình

Xen kẽ giữa các khu nhà và cây cối còn có các nhà thờ các tổ, miếu thờ thổ thần. Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đá lớn được đặt trên đỉnh các bậc cấp. Trong khu biệt phủ này, tại từng ngôi nhà cũng như ở chòi lợp mái lá trong vườn, bạn có thể nghỉ chân trên những chiếc tràng kỷ hoặc sập gụ, uống nước bằng bộ ấm tích quen thuộc của các gia đình ở nông thôn. Cạnh gốc cây cổ thụ có bộ bàn ghế đá ngồi uống trà và cùng đánh cờ tướng.

Những ngôi nhà kiểu này thường chỉ có địa chủ giàu sang thời phong kiến mới có được

Cũng như những ngôi nhà ở nông thôn mang tính tự cung tự cấp, họa sĩ Thành Chương cũng cho nuôi gà, vịt, lợn, bò… Khách thân tới chơi được chủ nhân đãi bằng chính những sản vật nuôi trồng tại nhà.

Kể từ khi phủ được xây dựng, Tết nào gia đình họa sĩ Thành Chương cũng về đây ăn Tết. Ở đây, gia đình ông cũng mổ lợn, gói bánh chưng…, đón Tết bằng những thứ của nhà trồng được. Ông mong muốn rằng đón Tết như thế, cả gia đình, nhất là bọn trẻ trong nhà thấy được nếp sống cũ, hương vị của ngày Tết.


Và nơi đây phong cảnh thật hữu tình

Phủ Thành Chương mở cửa hàng ngày để bạn bè, khách thập phương đến thăm. Nếu thư thả, bạn hãy đọc quyển sổ lưu bút bằng giấy dó sẽ thấy, hầu như tất cả những dòng chữ ghi lại đều biểu thị sự ngưỡng mộ và khâm phục sự sắp đặt khéo léo, tài tình của chủ nhân khu biệt phủ.

Phủ Thành Chương còn có nét độc đáo của các bức tượng

Bà Nguyễn Thị Nhật, Việt kiều Pháp trong đợt về thăm đất nước mới đây đã đưa cả gia đình đến thăm nơi này cho biết: "Tôi muốn các cháu tôi biết thêm về cuộc sống và cảnh đẹp ở một vùng quê Việt Nam, nó gợi lại những cảnh sinh hoạt ở quê tôi ở Bắc Ninh ngày trước. Ở đây mọi thứ đều hài hoà với thiên nhiên. Thật tuyệt vời".


Theo VietnamTourism, đến thăm nơi này có cả những chính khách từ nhiều nước. Trong chuyến thăm ngắn đến Việt Nam hồi đầu tháng 02 năm 2004, nhà vua Thuỵ Điển Carl XVI Gustaf và Hoàng hậu Silva đã đến đây và dùng bữa với họa sĩ Thành Chương ngay tại nhà. Còn Hoàng hậu Silvia sau khi thăm Phủ Thành Chương đã nói: "Đến đây tôi hiểu thế nào là văn hoá làng quê Việt Nam".


Khách tham quan được mời trà trên những bộ bàn ghế của thế kỷ trước

Nếu có thời gian, bạn hãy đến đây để cảm nhận hồn quê Việt. Chắc chắn khung cảnh nơi này sẽ giúp bạn có những giờ phút thư thái với thiên nhiên, thưởng thức những cảnh đẹp của một vùng quê sau những ngày làm việc bận rộn.

Tiếp tục cập nhật (updating)...


Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------