<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdYsq09M8Gi8KmilEC3pN0OhFhmBqUAffAKCK1Cifm-8x3lHZ6LNb1JEze-hXMI90xdiWs7NMSXw6e9E-2-oyB7x67j8fmHXxhpXD2bWWcA7oBZlcKAX1FGrHJKPwwIJWfPeDL48Gm1Y/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Sunday, August 5, 2007

Lê Minh Sơn hát bên Giếng Làng

Download album Giếng Làng

Lê Minh Sơn hát với tất cả tâm hồn của một người nghệ sỹ, tuy không thực sự xuất sắc nhưng lại vô cùng đặc biệt. Nghe "Giếng làng" của LMS, từng ngọn cỏ, bờ ao, cái giếng và bao cảnh vật thôn quê hiện lên vô cùng sống động làm ta nhớ một thời ấu thơ không thể quên được.

Tiếng hát "khê nồng" trên nền suối nhạc guitar flamenco như những lời tự sự về tình yêu và cuộc sống của chính người nghệ sỹ. LMS không chỉ đem chất dân ca vào âm nhạc đương đại mà anh còn hòa trộn thật tuyệt vời phong cách âm nhạc latin flamenco với nhạc nhẹ Việt Nam. Album hội tụ 7 ca khúc - 7 niềm ấp ủ từ rất lâu của người nghệ sỹ. Đặc biệt, tác phẩm "Giếng Làng" đã đoạt giải nhất Bài hát phong cách dân gian đương đại nổi bật trong năm.



Dưới đây là phỏng vấn của phóng viên báo Hà Nội Mới Điện Tử với Lê Minh Sơn.

PV: Vì sao anh lại thích đặt tên album là "Giếng làng" đầy chất "quê"? Album gồm những ca khúc nào?

NS Lê Minh Sơn (LMS): "Giếng làng" là một bài hát tôi rất tâm đắc. Trong một lần về quê, tôi nhìn thấy cái giếng làng khô cạn, mốc meo, bốc mùi lên mà chưa ai lấp lại. Người dân giờ không ai dùng nước giếng nữa, họ đã có nước máy khoan tiện lợi rồi. Tuy nhiên họ không lấp cái giếng ấy lại bởi nó là “long mạch” của làng, với lại cái giếng ấy nó là một nét văn hóa tâm linh của làng quê. Người ta tỏ tình với nhau, đánh ghen với nhau bên bờ giếng, rồi chia tay nhau ra trận cũng ở bên bờ giếng… nói chung cái giếng làng chứng kiến tất cả những buồn vui của người nông dân chân lấm tay bùn, nó trở thành một mảng văn hóa không thể thiếu của người Việt.

Album gồm 7 ca khúc viết về xã hội như: Làng tôi còn nghèo, Sông, Sau bão, Ru mẹ, Gà trống nuôi con, À í a, ...Điểm nổi bật của CD này là tính nhân văn, sự chia sẻ với những người dân nghèo, người mẹ, người vợ, những đứa con trước thiên tai bão lụt, hạn hán. Điều đặc biệt hơn nữa là với album này tôi đã tự chơi đàn, tự phối khí, và tự thể hiện.



PV: Trong 7 ca khúc này, anh tâm đắc nhất bài nào?

LMS: Mỗi bài đều thể hiện cảm xúc riêng của tôi. Tôi thường hay ghi lại những cảm xúc của cuộc sống. Tôi nghĩ, khán giả rồi đây sẽ quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội, chứ không còn là những đau xót về tình yêu. Ví như "Sau bão" là cảm xúc tôi ghi lại khi đi thực tế miền Trung sau cơn bão Chanchu, còn bài "Gà trống nuôi con" thì là cảm xúc của tôi khi vợ đi vắng phải một mình nuôi con.v.v.. Đề tài về quê hương, đất nước là đề tài bất tận của tôi. Tôi đi thực tế nhiều và cảm nhận những số phận thật ở ngoài đời, đặc biệt là về các làng quê Việt Nam. Tôi là “thằng nhà quê!”

PV: Khi sáng tác anh chưa bao giờ phổ nhạc cho thơ mà thường tự đặt lời cho ca khúc. Vì sao vậy?

LMS: Đối với tôi, âm nhạc là biểu cảm của tâm hồn, ca từ là biểu cảm của văn hóa nên tôi không bao giờ phổ nhạc cho thơ. Nhạc sỹ Nguyễn Cường, người cha, người thầy, người bạn lớn của tôi, một nhạc sỹ tài năng và đầy sự trong sáng cũng cấm tôi sáng tác kiểu phổ nhạc cho thơ.

PV: Ra album mà không hề mời ca sỹ "xịn", tự mình chơi đàn, phối khí và thể hiện. Liệu anh có quá tự tin bởi giọng ca của mình?

LMS: Chính xác hơn thì tôi có mời Thanh Lam, Thuỳ Chi cùng tốp nữ Nhạc viện Hà Nội thể hiện ca khúc "Sau bão" còn các ca khúc khác tôi không “mượn” ca sĩ nào hát cả.

Nhưng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những tác giả nên tự thể hiện ca khúc của chính mình bởi tôi nghĩ rằng ở đâu đó khán giả vẫn muốn mong chờ những gì là mộc mạc nhất, những gì nguyên sơ nhất của bài hát khi nó vang lên. Hình ảnh một nhạc sỹ ôm đàn và hát bằng đúng trái tim mình cũng rất hay đấy chứ! Tôi muốn đưa điều mộc mạc nhất, thô sơ nhất, đơn giản nhất đến tai người nghe. Tôi không muốn chứng tỏ điều gì cả. Tôi hát để thỏa mãn chính tôi mà thôi.

PV: Vậy các ca sỹ đã từng hợp tác với anh như Thanh Lam, Ngọc Khuê, Tùng Dương, Trọng Tấn...đóng vai trò như thế nào đối với ca khúc của anh?

LMS: Họ là linh hồn của bài hát. Tôi phải cảm ơn họ vì không có họ, ca khúc của tôi khó đến gần được khán giả. Vì các ca khúc của tôi không phải ai cũng hát theo kiểu đại trà.

PV: Anh có tự tin là album bán chạy?

LMS: Tôi tự tin. Vì trước hết, đây là một album khá hoàn chỉnh, "Giếng làng" là một trong số ít những CD ở Việt Nam mà trong đó tác giả vừa chơi đàn, phối khí và tự thể hiện tác phẩm của mình một cách chuyên nghiệp. Hơn nữa, 8 album trước do tôi làm bán được với con số trên dưới 1 vạn bản cho mỗi album cũng đủ cho tôi tự tin, nhất là trong thời kỳ băng đĩa lậu tràn lan như hiện nay.

PV: Dự án tiếp theo của anh là gì?

LMS: Tiếp theo, có lẽ tôi sẽ tham gia một vài dự án âm nhạc của ca sỹ Thanh Lam như: Live show xuyên Việt và dự án âm nhạc hợp tác trở lại giữa Thanh Lam và Niels Lan Doky - nhạc sĩ nhạc jazz người Đan Mạch có tên tuổi quốc tế. Sau đó, sẽ cố gắng có một đêm Lê Minh Sơn trong thời gian gần nhất.

PV: Xin cảm ơn anh!

Tuyết Minh (Thực hiện)




Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

0 Comments:

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------