<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdYsq09M8Gi8KmilEC3pN0OhFhmBqUAffAKCK1Cifm-8x3lHZ6LNb1JEze-hXMI90xdiWs7NMSXw6e9E-2-oyB7x67j8fmHXxhpXD2bWWcA7oBZlcKAX1FGrHJKPwwIJWfPeDL48Gm1Y/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Tuesday, July 15, 2008

Trán thấp, trán cao

Trẻ con khi mới sinh ra trông đều gần giống nhau: không tóc, không lông, mặt mũi bầu bĩnh và khóc oe oe, cả trăm đứa như một. Các cụ thường nói "nhân chi sơ tính bản thiện", hàm ý những đứa trẻ này khi mới sinh ra đều trong trắng, lương thiện như nhau.

Những đứa trẻ ở Việt Nam khi lớn lên thì lại khác những đứa trẻ ở nước ngoài. Đất nước Việt Nam đang trên đà đi lên trong công cuộc xây dựng kinh tế và giao thương với bên ngoài. Kinh tế, chính trị hội nhập, làn sóng toàn cầu hóa lan tỏa trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực, cả về văn hóa và đời sống những nơi hang cùng ngõ hẻm trên mảnh đất hình chữ S này. Trong bài loạn đàm hôm nay, M.O chỉ xin nói tới một trong những vấn đề nổi cộm trong đám trẻ kia. Vấn đề này liên quan tới tính sỹ diện và ăn chơi quá đáng so với sức lao động làm ra của cải vật chất của mình.

Ai mà chả có tính sỹ diện. Sỹ diện đôi khi cũng có cái tốt của nó là làm người ta trông lịch sự hơn, trang nhã hơn từ bên ngoài. Ở bên trong, nó thôi thúc người ta phấn đấu làm sao để thực chất của mình cũng bằng cái phần nổi ra ngoài xã hội kia. Tuy nhiên, ngoài những cái hay, cái tốt của sự "sỹ diện" là cả một loạt những vấn đề đau đầu nảy sinh hàng ngày. Anh bạn N của M.O ở phố T.K ra đường trông lúc nào cũng bảnh bao, lịch sự nhưng trong lòng luôn là nỗi ưu tư khủng khiếp của "cơm, áo, gạo tiền". Lương công chức ba cọc ba đồng chỉ đủ cho một người bấm bụng sống chi ly. Đằng này vừa phải nuôi con Nokia xịn, lại phải chăm sóc vài đôi giày da với định kỳ đánh xi hàng tuần. Nếu đi xe máy thường thì cũng đỡ đấy, đằng này anh phải diện xe tay ga cho bằng anh bằng em. Khổ nỗi xe tay ga uống xăng như tu nước lã. Mỗi tuần cũng 2-3 lần đổ xăng, mỗi lần đổ xong cảm giác như bị mất cắp. Ngoài những thứ đó ra còn bao nhiêu nhu cầu khác như ăn sáng, uống cafe, đi xem phim, ăn kem cùng bạn gái...

Anh D bạn tôi thì lại có thói quen khác. Nuôi vợ nuôi con cũng đã mệt lắm rồi. Tính sơ sơ thời buổi này thì một đứa trẻ con nuôi tiết kiệm cũng mất đứt 3 triệu đồng rồi. Chẳng biết anh có tài kiếm tiền ra sao chứ cứ theo lịch trình của anh thì sáng tới cơ quan, trưa về ăn cơm, chiều lại về đúng giờ thì tiền lương công chức của anh có tẩm bột nở cũng không đủ nuôi một gia đình với 2 đứa nhỏ. Ấy vậy mà sáng nào anh cũng phải "súc miệng" một ly cafe sau khi rẽ qua hàng phở và thưởng vài điếu thuốc thơm thì mới có khí thế làm việc. Trông anh ai cũng bảo là phong lưu, nhàn nhã, nhưng thiên hạ có biết đâu anh đang dày vò từng phút từng giây vì căn bệnh viêm màng túi. M.O tự hỏi "đã không có tiền thì sao còn tiêu hoang đến như vậy?". Có lẽ thói quen hoang phí đã ăn sâu thành căn bệnh khiến người ta không dừng lại được.

Khi người ta tiền ít, lương còm thì lại hay nghĩ ra cách để tiêu pha làm như mình phong lưu lắm. Có lẽ như vậy cũng là một cách để tự trấn an và giải tỏa tâm lý, lấy lại cân bằng vị thế đối với xã hội. Ít tiền cũng cố sắm được chiếc điện thoại di động đời mới có camera "nhiều số" và âm thanh nổi để thi thoảng lôi ra lôi vào cho thiên hạ ngó thấy. Ra đường cũng phải có vài bộ cánh tươm tất hàng hiệu, nhỏ thì May 10, Việt Tiến, hơn chút thì Giordano, Guy Laroche, hay Lee Cooper... Giày dép, xe cộ cũng phải đồng bộ thì mới thanh lịch, duyên dáng. Sơ sơ tính đi tính lại mỗi tháng chi phí phụ kiểu như vậy tốn kém gấp mấy lần tiền ăn. Ngày trước khi các cụ đi làm chỉ lo ăn và nuôi các con khôn lớn. Cả năm nhịn ăn nhịn mặc tới cuối năm mới may bộ cánh mới đón tết. Nghĩ lại thấy thời nay sướng quá rồi. Đôi lúc có bậc phụ huynh lên tiếng nhắc nhở con cái phải ăn tiêu sao cho hợp lý, tiết kiệm, để dành dụm phòng lúc khó khăn. Nghe thì có vẻ cứng nhắc nhưng ngẫm lại thấy ngoài việc răn dạy con cái tính tiết kiệm, các cụ còn muốn hướng lớp trẻ tới một đức tính khác - đó là sự giản dị trong cuộc sống.

Hôm vừa rồi M.O có đi dự sinh nhật một anh bạn tại một nhà hàng khá sang trọng bên Hồ Tây. Có lẽ bị bạn bè "mô kích" mà anh làm tiệc rất hoành tráng. Ngoài các món hải sản và đặc sản rừng, bàn tiệc còn có rượu ngoại và bia tươi. Cuối buổi tiệc là tiết mục karaoke như thường lệ. Chắc hẳn sau vụ đó anh sẽ mệt mỏi lắm vì lương sỹ quan của anh đâu có sung túc gì mà tiệc tùng như vậy. Mọi người ra về hể hả và ai cũng hết lời khen ngợi anh chịu chơi, phóng khoáng.

Bên cạnh nhà của M.O có mấy phòng trọ và cư dân ở đó là các cô, cậu sinh viên trẻ tuổi học tại một số trường đại học ở Hà Nội. Các nam sinh nữ tú này cũng tỏ ra ăn chơi không kém các bậc đàn anh đàn chị đã đi làm. Tiệc tùng thâu đêm suốt sáng không những làm hao mòn ngân sách chi tiêu hàng tháng của họ mà còn ảnh hưởng tới các gia đình bên cạnh. Ai cũng biết sinh viên tiêu tiền của bố mẹ. Chắc hẳn chỉ có bố mẹ họ mới không hay tiền của mình lại bị nướng vào các khoản tiệc tùng và ăn nhậu của những đứa con "du học phương xa" mà thôi.

Tối hôm nọ nằm nhà bật TV lên xem vu vơ, M.O thấy có bài phóng sự nói về tình trạng bán máu không bảo đảm định kỳ tại một số bệnh viện ở Hà Nội. Thường thì sau lần hiến máu (hoặc bán máu) trước, người cho máu phải nghỉ 3 tháng mới có thể đủ điều kiện tiếp tục cho máu. Khảo sát của các phóng viên cho thấy rất đông các tình nguyện viên hiến (bán) máu sau lần hiến trước khoảng 1 tháng là sinh viên các trường đại học. Lý do thật đơn giản: cuối tháng hết tiền, sinh nhật bạn gái, đi chơi cuối tuần, mua cái áo mới, lấy tiền nhậu...

Bàn về cái sự "sỹ" chắc còn dài lắm. Có lẽ "cái mặt học trò" (sỹ diện) đã trở thành bộ mặt của nhiều thanh niên hiện nay. Trên đài báo, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng, thỉnh thoảng ta lại nghe thấy phát động phong trào "học tập và rèn luyện theo tấm gương vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh". "Liêm, chính" không bàn đến, còn "cần, kiệm" thì ít quá. Ngày xưa Bác Hồ có thói quen mỗi tuần nhịn ăn một bữa khiến mọi người cảm phục và noi theo tấm gương tiết kiệm cho xã hội. Nay chỉ mong một bộ phận thanh niên của nước ta cố gắng "mỗi tuần nhịn ... nhậu một bữa" thôi cũng đủ để đất nước giàu lên rất nhiều rồi.

Các cụ bảo "trán cao thông minh, trán thấp đần độn". Trán mà cao thì thiên hạ phải ngước mắt lên mới nhìn thấy được. Một số thanh niên bây giờ có thói quen "vung tay quá trán" mỗi khi ra đường. Trán cao thì đã không vung tới rồi, ắt hẳn tay họ dài lắm đây?

Ngẫm đi ngẫm lại thấy giả thuyết trên cũng không đúng, sau cùng rút ra một câu hơi có phần "độc miệng". Câu ấy là "haizzzzzzzz, âu cũng là thói quen của những kẻ trán thấp"...

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

1 Comments:

At December 6, 2009 at 6:14 PM , Anonymous Anonymous said...

Quá thiển cận. Thông minh hay không là do gen di truyền, ko liên quan đến trán cao hay thấp. Rất nhiều kẻ trán cao mà đần độn. Nhiều người trán thấp lại là những thiên tài.

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------