<!-- --><style type="text/css"> @import url(http://www.blogger.com/css/navbar/classic.css); div.b-mobile {display:none;} .style5 {font-size: 80%} </style> <meta name='google-adsense-platform-account' content='ca-host-pub-1556223355139109'/> <meta name='google-adsense-platform-domain' content='blogspot.com'/> <!-- --><style type="text/css">@import url(https://www.blogger.com/static/v1/v-css/navbar/3334278262-classic.css); div.b-mobile {display:none;} </style> </head> <body onload="MM_preloadImages('https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTdYsq09M8Gi8KmilEC3pN0OhFhmBqUAffAKCK1Cifm-8x3lHZ6LNb1JEze-hXMI90xdiWs7NMSXw6e9E-2-oyB7x67j8fmHXxhpXD2bWWcA7oBZlcKAX1FGrHJKPwwIJWfPeDL48Gm1Y/s1600/home2.jpg')"><script type="text/javascript"> function setAttributeOnload(object, attribute, val) { if(window.addEventListener) { window.addEventListener('load', function(){ object[attribute] = val; }, false); } else { window.attachEvent('onload', function(){ object[attribute] = val; }); } } </script> <div id="navbar-iframe-container"></div> <script type="text/javascript" src="https://apis.google.com/js/platform.js"></script> <script type="text/javascript"> gapi.load("gapi.iframes:gapi.iframes.style.bubble", function() { if (gapi.iframes && gapi.iframes.getContext) { gapi.iframes.getContext().openChild({ url: 'https://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID\x3d2907229863718220468\x26blogName\x3dGreen+AIT\x26publishMode\x3dPUBLISH_MODE_BLOGSPOT\x26navbarType\x3dBLACK\x26layoutType\x3dCLASSIC\x26searchRoot\x3dhttps://greenait.blogspot.com/search\x26blogLocale\x3den_US\x26v\x3d2\x26homepageUrl\x3dhttp://greenait.blogspot.com/\x26vt\x3d3904833447385587246', where: document.getElementById("navbar-iframe-container"), id: "navbar-iframe", messageHandlersFilter: gapi.iframes.CROSS_ORIGIN_IFRAMES_FILTER, messageHandlers: { 'blogger-ping': function() {} } }); } }); </script> <iframe src="http://www.blogger.com/navbar.g?targetBlogID=7045571153011367406&amp;blogName=Appearance+Mode&amp;publishMode=PUBLISH_MODE_BLOGSPOT&amp;navbarType=BLUE&amp;layoutType=CLASSIC&amp;homepageUrl=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2F&amp;searchRoot=http%3A%2F%2Fappearancemode.blogspot.com%2Fsearch" height="30px" width="100%" marginwidth="0" marginheight="0" scrolling="no" id="navbar-iframe" frameborder="0"></iframe> <div id="space-for-ie"></div>
green ait


 

Friday, September 7, 2007

Canh chua Tom-Yam-Kung

Đang định viết tiếp bài canh chua nấu tôm (tom-yam-goong hoặc tom-yam-kung) thì có người gãi ngay đúng chỗ "bọ chét đốt". M.O xin giới thiệu tiếp món canh chua nổi tiếng của Thái với các bạn.

Theo tiếng Thái, từ "tom" (tôm) nghĩa là "canh", "tom-yam" (tôm-dằm) nghĩa là canh chua, cay, còn "goong/kung" có nghĩa là tôm, vâng con tôm các bạn ạ. Canh TYG (tom-yam-goong) là sự kết hợp giữa thể hàn và thể nhiệt, nóng lạnh điều hòa, ăn vào có tác dụng ... ngon, và tất nhiên điều hòa khí huyết trong những ngày hè nóng bức.



Nguyên liệu cho món TYG bao gồm những thứ sau:

1. Tôm tươi: cung
2. Hành tươi: tôn-hỏm
3. Xả: tạ-krài
4. Ớt: prik
5. Lá chanh: bài mà-nào
6. Nước chanh/ quả chanh: mà-nào
7. Củ giềng: khả
8. Cà chua: mạ-khửa-thét

Khi ăn TYG, có 2 loại canh phổ biến mà ta thường gặp:

1. Loại nước "trong": TYG nám-sải
2. Loại nước "đục": TYG (mặc định)

Nếu bạn muốn ăn loại nước "trong" thì phải gọi món là "TYG nám sải" mới được như ý. Loại nước "đục" là do người nấu bỏ thêm chút nước cốt dừa (xay ra từ cùi dừa/cơm dừa) vào trong canh. Nước dừa này kết hợp với chanh chua bị kết tủa nên nước trông hơi đục nhưng cũng có vị riêng rất ngon.

Chuẩn bị

1. Tôm cắt râu rửa sạch. Có thể bóc vỏ nếu thấy cần thiết.
2. Xả cắt ngắn chừng 5 cm rồi đập giập đi.
3. Các nguyên liệu còn lại rửa sạch sẵn sàng.
4. Hành lá rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ.

Cách nấu: loại nước "trong" - tôm-dằm-cung-nám-sải

Không có gì đơn giản hơn là nấu món canh TYG của Thái. Tất cả các thứ nguyên liệu sau đây được bỏ chung vào nước lạnh rồi đun lên, bao gồm: tôm tươi, xả, ớt, lá chanh, giềng. Đun tới khi nào nước sôi được 2 phút thì bỏ cà chua đã thái nhỏ vào rồi vắt chanh vào nước. Khi nào thấy cà chua mềm thì nêm gia vị, mắm muối, sau đó bỏ hành lá vào cho thơm rồi bắc ra bát to.

Theo kinh nghiệm của M.O, một số loại gia vị sau có thể được bổ sung vào món canh TYG này cho thêm phần "Việt hóa".

1. Có thể thay nước chanh tươi bằng nước me chua hoặc dấm.
2. Có thể thêm lá cần tây cùng hành cho nước thơm.

Chú ý: món canh TYG nước "trong" không sử dụng dầu ăn để đảm bảo tính "thanh" của vị canh tôm. Nếu các bạn nấu canh TYG nước "đục" thì ngoài việc bỏ nước cốt dừa vào canh, có thể bỏ thêm ớt chưng vào để lấy váng đỏ cho đẹp mắt. Thêm 1 chút dầu ăn vào canh TYG nước "đục" sẽ làm cho canh ngậy và trông quyến rũ hơn.

Posted by Mystical Orient

Can't see English? click here for Language Setting

2 Comments:

At September 14, 2007 at 1:59 PM , Anonymous Anonymous said...

M.O. mà nấu ăn thì tuyệt! Khó mà ai qua được! Nghe lại thèm, hihi

At September 15, 2007 at 1:17 AM , Anonymous Anonymous said...

Ai khen M.O thế nhỉ? Liên hệ M.O gấp đi không mai kia nấu món phở bò không được tham dự thì phí đấy.

M.O

Post a Comment

Subscribe to Post Comments [Atom]

---------------------------------------